Theo quan niệm dân gian, nếu tuổi gia chủ phạm phải tam tai, hoang ốc, kim lâu nhưng muốn tiến hành xây nhà thì có thể mượn tuổi của người khác (người có tuổi tốt).
Mượn tuổi làm nhà có tốt không? Có nên làm không?
Mượn tuổi làm nhà tức là gia chủ đang mượn ệnh của người khác để lấy sinh khí tốt của họ; giúp tránh tam tai, hoàng ốc, kim lâu hay các yếu tố phong thủy nhà ở khác.
Mượn tuổi người khác xây nhà vừa giúp gia chủ yên tâm về mặt phong thủy, vừa nhanh chóng có được không gian sống mới thoải mái, tiện nghi.
Bởi thực tế không phải năm nào gia chủ cũng được tuổi xây nhà, nếu chờ năm hợp tuổi thì phải khá lâu.
Người cho mượn tuổi làm nhà có bị xui không?
Nhiều người lo lắng cho mượn tuổi làm nhà thì phải thay gia chủ chịu vận hạn đen đủi trong năm đó. Tuy nhiên thực tế mượn tuổi xây nhà không làm ảnh hưởng đến lợi ích của cả gia chủ lẫn người được mượn tuổi.
Điều này chỉ là mong muốn của gia chủ để tránh những điềm xui và xung khắc khi xây nhà. Đồng thời, người cho mượn tuổi đóng vai trò đứng ra hóa giải vận đen, nhờ vậy mà tích đức nhiều hơn, nhận về nhiều may mắn trong cuộc sống.
Kinh nghiệm mượn tuổi làm nhà
Khi mượn tuổi làm nhà, gia chủ cần lưu ý một số điểm sau:
– Không nên chọn người mượn tuổi qua loa. Quá trình mượn tuổi làm nhà khá phức tạp, do vậy gia chủ nên mượn tuổi những người quen biết, gần gũi để mọi chuyện diễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn.
– Nếu đã cho người khác mượn tuổi thì không được cho người thứ 2 cùng mượn (trường hợp người trước chưa xây xong nhà) để tránh vận đen đủi cho cả hai.
– Gia chủ trước khi mượn tuổi cũng nên chú ý hỏi kỹ vấn đề này. Chỉ mượn tuổi khi xây dựng nhà mới, không mượn tuổi nếu chỉ sửa sang lại nhà cũ.
– Tuân thủ các thủ tục khi mượn tuổi làm nhà; bởi phong thủy có sự vận hành riêng, nếu có sự xáo trộn cũng sẽ làm thay đổi kết quả.
– Người cho mượn tuổi làm nhà có sức khỏe tốt, nên mượn tuổi đàn ông hoặc nếu mượn phụ nữ thì phải là phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình đó.
– Không mượn tuổi của người đang chịu tang hoặc chịu vận hạn tam tai, kim lâu, hoang ốc.
Hướng dẫn thủ tục mượn tuổi làm nhà
1. Thủ tục mượn tuổi làm nhà
– Gia chủ và người được mượn tuổi thực hiện thủ tục mượn tuổi làm nhà như sau:
– Gia chủ làm giấy bán nhà (giấy tượng trưng) cho người được mượn tuổi để dâng thần linh.Người được mượn tuổi làm lễ động thổ (chọn hướng đẹp sau đó cuốc đất tượng trưng).
– Khi làm lễ động thổ, gia chủ và các thành viên trong gia đình nên tránh mặt.
– Khi nhập trạch, người được mượn tuổi thay gia chủ dâng hương, khấn vái…
– Khi hoàn thành mọi thủ tục, người được mượn tuổi bán lại nhà cho gia chủ với giá tượng trưng.
– Gia chủ làm lễ nhập trạch cho gia đình.
Thủ tục mượn tuổi làm nhà
2. Thủ tục nhập trạch khi mượn tuổi làm nhà
Để làm lễ nhập trạch khi mượn tuổi làm nhà, gia chủ chuẩn bị đầy đủ các vật dụng sau: gạo, nước, bát nhang tổ tiên, gương soi, chăn nệm, bếp lửa đang cháy từ nhà cũ.
Các bước tiến hành:
– Người vợ sẽ vào nhà trước tiên, tay cầm theo gương soi. Gia chủ cầm bát nhang vào theo sau, tiếp đến là các con cầm bếp lửa đang cháy, chăn đệm, gạo…
– Đến giờ hoàng đạo, gia chủ đem cất các đồ quý giá gồm tiền bạc, trang sức vào tủ.
– Chuyển đồ vào nhà và làm lễ dâng hương.
– Sửa sang đồ trong nhà; người tuổi Dần, phụ nữ mang thai tránh hỗ trợ gia chủ.
* Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm
Người xưa nói: “Đến nhà giàu cũng chẳng vứt bát mẻ đi”, lý do gì?
Đối với người xưa, bát ăn cơm không chỉ đơn thuần là bát để đựng ăn cơm mà nó còn mang ý nghĩa phong thủy nhất định. Sự giàu có, thịnh vượng của gia chủ đều chịu tác động lớn nhưng những chiếc bát này.
Nên khi nhà có bát cũ, bát sứt mẻ thì đừng tùy tiện vứt đi mà hãy tìm hiểu rõ ràng rồi mới làm.
“Đến nhà giàu cũng chẳng vứt bát mẻ đi”?
Nhiều gia đình khi chuyển nhà hoặc năm hết Tết đến thường có thói quen mua bát đĩa mới. Tất cả những bát ăn cơm cũ hay đồ nhà bếp cũ cũng đem thanh lý hết.
Thậm chí có nhà còn chẳng buồn đem bán mà tống hết đống bát to bát nhỏ đã cũ trong nhà vào thùng rác.
Theo phong thủy, bát ăn tượng trưng cho công việc, sự nghiệp, chuyện làm ăn của gia chủ… (Ảnh minh họa)
Nhiều gia đình khi chuyển nhà hoặc năm hết Tết đến thường có thói quen mua bát đĩa mới. Tất cả những bát ăn cơm cũ hay đồ nhà bếp cũ cũng đem thanh lý hết. Thậm chí có nhà còn chẳng buồn đem bán mà tống hết đống bát to bát nhỏ đã cũ trong nhà vào thùng rác.
Theo người xưa, hành động như vậy là vi phạm phong thủy. Dù gia đình giàu có, có điều kiện kinh tế tốt đến đâu cũng không nên tùy tiện đem bát ăn đã cũ vứt bỏ đi. Như cổ nhân nói: “Đến nhà giàu cũng chẳng vứt bát mẻ đi”.
Bởi theo chuyên gia phong thủy, bát ăn tượng trưng cho công việc, sự nghiệp, chuyện làm ăn của gia chủ. Nếu bạn đem bát ăn của mình vứt đi thì sẽ khiến tài vận của gia đình suy sút, chẳng khác nào gián tiếp vứt bỏ đi công việc, sự nghiệp của mình. Chính vì thế, đừng bao giờ có suy nghĩ tùy tiện vứt bỏ bát ăn đã cũ.
Vậy bát cũ trong nhà không dùng đến thì nên xử lý thế nào?
Như cổ nhân nói: “Đến nhà giàu cũng chẳng vứt bát mẻ đi”
Nhiều gia đình có thói quen tiết kiệm, thấy bát sứt mẻ vẫn cố để sử dụng. Nhưng theo phong thủy việc này cũng là điều nên kiêng kỵ.
Vì bát cơm mẻ góc, nứt rạn là điềm báo công việc, chuyện làm ăn không được bền vững, dễ thất bại. Gia đình sẽ dễ gặp biến động nếu tiếp tục dùng những bát sứt mẻ để ăn cơm.
Nếu bát cũ nhà không dùng tới thì có thể mang đi cho nếu người nhận có nhu cầu. (Ảnh minh họa)
Nếu bát cũ nhà không dùng tới thì có thể mang đi cho nếu người nhận có nhu cầu. Bằng cách này bạn đã không vứt bỏ bát mà chỉ chuyển giao cho người khác tiếp tục sử dụng tùy mục đích của họ.
Hơn nữa, việc tặng bát còn mang ngụ ý cầu chúc việc làm ăn, sự nghiệp của người được tặng luôn “xuôi chèo mát mái”, gặt hái nhiều thành công.
Còn trong trường hợp bát sứt mẻ không thể sử dụng được nữa thì bạn đem chúng gói trong giấy đỏ hoặc tấm vải đỏ rồi mới đem vứt, chứ không vứt trực tiếp vào sọt rác. Theo cách này có thể tránh cho phúc lộc trong nhà tiêu tan, công việc đổ bể, sự nghiệp sa sút.
* Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm