Loại rau trường thọ giúp ngừa K đường tiêu hoá, cực ít chất béo nhưng có 4 nhóm người không nên ăn

96

Quả cà tím có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ, ngừa ung thư lại ít chất béo. Chính vì vậy mà nó được ví như rau trường thọ của hoàng đế.

Trong 100g cà tím chứa ít hơn 1g chất béo. Hàm lượng carbohydrate trong cà tím chỉ khoảng 5% nên 100g cà tím chỉ có 25 – 30 kcal. Ngoài ra, cà tím còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin B phức hợp, vitamin C, vitamin P, canxi, phốt pho, magie, kali, sắt, đồng và các chất dinh dưỡng khác. Đặc biệt, cà tím có 90% là nước, giàu chất xơ và saponin giúp giảm cholesterol. Vỏ của cà tím thì chứa các hợp chất polyphenolic có tác dụng chống lại các gốc tự do.

Không chỉ vậy, cà tím còn giàu chất phytochemical chống ung thư như anthocyanin, axit clohydric, solanin.
4 tác dụng chính của cà tím

Tổ chức Ung thư Đài Loan cho biết, cà tím giàu chất dinh dưỡng và có thể duy trì độ đàn hồi của mạch máu, chống oxy hoá, ngăn chặn xơ vữa động mạch và ức chế các khối u hệ thống tiêu hoá.

– Vitamin P hay bioflavonoid giúp duy trì độ đàn hồi của mạch máu. Chất này chủ yếu bao gồm citrin, rutin, hesperidin, flavones và flanonals. Vitamin P có chức năng tăng cường mao mạch và điều chỉnh khả năng hấp thu. Đây là yếu tố kiểm soát tính thấm của mao mạch.

Bên cạnh đó, vitamin P có thể giúp tiêu hoá và hấp thu vitamin C đồng thời có thể bảo vệ vitamin C khỏi quá trình oxy hoá, cùng duy trì sức khoẻ của các mô liên kết, ngăn ngừa vết thâm, cầm máu và tăng sức đề kháng với bệnh tật.

– Anthocyanin giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Nó có khả năng chống oxy hoá mạnh và có thể ổn định cấu trúc màng tế bào để bảo vệ các tế bào nội mô của động mạch và tĩnh mạch khỏi bị tổn thương của các gốc tự do.

Bên cạnh đó, anthocyanin có thể làm tăng tổng hợp mucopolysacarit để duy trì tính toàn vẹn của thành động mạch. Đồng thời ngăn ngừa sự kết tập quá mức của tiểu cầu. Nghiên cứu cho thấy anthocyanin còn có thể ngăn chặn quá trình oxy hoá cholesterol và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch của con người.

– Axit chlorogen giúp ổn định lượng đường trong máu. Nghiên cứu cho thấy chất này có thể làm giảm tốc độ hấp thụ đường trong ruột và làm giảm lượng đường trong máu tăng nhanh sau bữa ăn đồng thời hỗ trợ tốt cho việc giảm cân.

– Cà tím có hàm lượng solanine cao giúp chống lại các khối u. Chất này có tác dụng ức chế các khối u trong hệ tiêu hoá. Cà tím chứa nhiều solanine hơn các loại cà khác nên đây là loại tốt nhất trong chế độ ăn chống ung thư. Loại quả này có tác dụng chống ung thư rất tốt.

Ai không nên ăn cà tím?

Vì cá tím có tính mát nên không phù hợp với một số người.

Người bị khó tiêu

Người mắc chứng khó tiêu lành tính hãy cố tránh ăn cà tím vì nó có thể làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hoá và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.

Tỳ vị hư tật

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, cà tím tính lạnh nếu người tỳ vị yếu ăn cà tím sẽ dễ bị tiêu chảy. Ăn quá nhiều những thực phẩm có tính mát sẽ dễ khiến cơ thể bị thiếu ẩm, dẫn đến nhiều loại bệnh ở giai đoạn sau.

Người bị tiêu chảy

Nhìn chung cà tím không thích hợp với người mắc bệnh vì có thể làm tăng tần suất đi đại tiện. Những người bị đi ngoài phân lỏng không nên ăn để tránh các tác dụng phụ khác.

Phụ nữ mang thai

Solanine trong cà tím không thích hợp với phụ nữ mang thai. Ăn quá nhiều dễ bị ngộ độc, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi. Vậy nên bà bầu không nên ăn cà tím.

Bên cạnh đó, bác sĩ y học Trung Quốc Zou Weilun cho biết nếu ăn cà tím trong thời gian dài sẽ sản sinh ra solanine, ăn quá nhiều sẽ gây tiêu chảy.