Loại cỏ dại mọc đầy lối đi, lề đường này lại là thứ rau đặc sản đất cố đô và là bài thuốc quý

223

 

Đây là loại cỏ mọc hoang đầy đường nhưng là món rau không thể thiếu trong món nấu canh chua cá của Huế và là vị thuốc nhiều công dụng trong Đông y

Chua me trong món ăn xứ Huế

Chua me đất là một cây cỏ dại mọc ở những bãi đất hoang, lề đường, mọc nhờ dưới chậu cảnh, khe tường ẩm. Chua me đất là thứ cỏ dại 3 lá nhỏ nhắn nằm sát mặt đất, và mọc hoang ở bất cứ chỗ nào ẩm ướt, có nắng. Ở các chợ miền Bắc miền Nam ít người bán cây chua me đất nhưng nếu bạn vào Huế, sẽ thấy người ta bó từng bó chua me đất nhỏ để bán. Đặc biệt canh cá chua nấu chua me đất là món ăn nổi tiếng trong Huế. Khi ăn lẩu cá, cần vị chua, người Huế cũng hay dùng cây chua me đất. Đó là đặc trưng ẩm thực đất cố đô mà không phải nơi nào cũng biết cách dùng cây này. Chua me đất tạo vị chua thanh thanh cho món ăn, khử tanh cho cá tương tự cách dùng các loại quả chua khác.

canh-ca

Công dụng của chua me đất

Chua me đất còn gọi là cỏ ba lá, là loài cây cỏ dại phổ biến trên khắp Việt Nam. Theo đông y và y học cổ truyền dân gian cây chua me hoa vàng có vị chua, tính mát; vào các kinh Thủ dương minh đại trường và Thủ thái dương tiểu trường; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết, tán ứ, tiêu thũng giải độc.

Cây chua me đất tươi nhổ về dùng mỗi lần 30-50g, sắc uống, hoặc giã nước để rửa vết thương mụn nhọt cực tốt. Chua me dùng để thanh nhiệt giải độc cũng rất tốt cho mọi người.

Bài thuốc từ cây chua me đất

Vì chua me có tính thanh nhiệt nên bạn có thể dùng chua me nêm vào món ăn hoặc dùng để ăn sống, trộn cùng với salad và có thể cho vào sinh tố, nước ép trái cây uống hàng ngày. Chua me hiện có loại hoa màu đỏ, hoa màu trắng, chua me hoa vàng. Loài phổ biến dùng là chua me hoa vàng, lá nhỏ hơn và mọc nhiều nơi.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài thuốc sau từ cây chua me đất:

– Chữa viêm loét miệng, mụn nhọt, sưng nướu, lở miệng: Chua me đất tươi hái khoảng 30-60g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt; dùng bông chấm nước cốt, bôi vào những chỗ loét trong miệng, ngày bôi nhiều lần. Dùng cả cây và lá chua me.

– Hỗ trợ và điều trị ho ra máu: Chua me đất 12g khô (hoặc 30g tươi), thêm chút muối vào, sắc lấy nước, uống dần trong ngày.

cay-chua-me-co-dai

– An thần, điều trị mất ngủ, suy nhược – thần kinh: Chua me đất hoa vàng 20g, lá thông đuôi ngựa 6g, sắc lên, chia 3 lần uống trong ngày.Hạ huyết áp: Chua me đất hoa vàng 30g, hạ khô thảo 10g, cúc hoa vàng 15g; sắc uống trong ngày.

– Hỗ trợ và điều trị viêm đường tiết niệu: Chua me đất 30g, bòng bong 15g, kim tiền thảo 15g, sắc tất cả nguyên liệu rồi lấy nước uống, hoặc có thể hãm trà

– Hỗ trợ chữa trẻ lên sởi: Chua me đất hoa vàng phơi khô 6-9g, sắc uống, ngày 2-3 lần.

– Chữa chảy máu cam: Chua me đất vò nát nhét vào lỗ mũi giúp ngăn ngừa chảy máu cam

– Hỗ trợ chữa viêm tuyến vú cấp tính: Chua me đất 20g tươi, sắc nước uống, bã đắp vào chỗ sưng.

Chua me mọc dại đầy đường và mọc sát đất. Do đó trước khi dùng đắp vào vết thương hoặc đắp ngoài cần lưu ý rửa thật sạch tránh bị nhiễm khuẩn.

Lưu ý khi dùng chua me đất

Kiêng kỵ: Những người có sỏi tiết niệu không dùng chua me đất.Bài thuốc từ cây chua me đất- Chữa viêm họng sưng đau, khàn tiếng, mất tiếng: Chua me đất hoa vàng 50g tươi, rửa sạch, thêm một chút muối (khoảng 2g); nhai và nuốt từ từ.