Lá sung có những nốt sần là vì sao? Nên dùng lá sung không sần hay lá có nốt sần thì tốt hơn?

68

Hiện tượng lá sung có nốt sần đã không còn xa lạ với những người hay dùng lá sung. Tại sao chúng lại bị như vậy?

Những chiếc lá sung có nốt sần chiếm phần không nhỏ trên cây sung. Cây sung già nhiều lá thì càng nhiều lá sần. Những lá sần này gọi là sung vú hoặc sung có tật, sung có mụn cóc, sung có nốt sần.

Nốt sung trên lá sung tạo ra bởi loài sâu P.syllidae ký sinh; nhưng con sâu đã bỏ đi rất lâu trước khi những nốt này phồng to, phía trong các nốt sần không có trứng hay sâu ký sinh sót lại. Khi sâu tấn công lá sung thì chúng có phản ứng lại và sinh ra nốt sần đó.

Lá sung có nốt sần được xem là loại lá bình thường, có thể chữa bệnh gan, nhức đầu, làm thuốc bổ cho người ốm… Do đó người mua lá sung vẫn chọn lá sần bình thường, thậm chí nhiều người chọn lá sần bởi vì chúng thường già hơn đậm vị hơn, trừ lá quá già.

Bởi vậy ăn lá sung có nốt sần tương tự ăn lá sung không sần, không có ảnh hưởng tiêu cực khác hơn.

Lá sung có nốt sần do loại sâu tấn công lên lá

Lá sung có nốt sần do loại sâu tấn công lên lá

Công dụng của lá sung

Lá sung được bán ngoài chợ làm rau để ăn kèm nhiều món ăn như nem, gỏi cuốn. Theo Đông y, lá sung tính mát, vị ngọt hơi chát, có tác dụng thông huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm, sát trùng, bổ huyết. Dân gian còn dùng lá sung để chữa tê thấp, lợi sữa.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gợi ý, có thể sử dụng lá sung để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường do nó có tác dụng giảm glucose. Uống nước lá sung giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết tương đối tốt.  Vị của nước lá sung chát chát tương tự trà xanh nhưng không thơm như trà.  ột nghiên cứu nhỏ thực hiện năm 1998 cho thấy chất chiết xuất từ lá sung giúp giảm lượng đường trong máu sau ăn của những người tham gia, liều lượng insulin họ cần dùng cũng thấp hơn.

Một số nghiên cứu phạm vi ống nghiệm cũng cho thấy nhựa sung, lá sung có thể kháng lại khối u, tốt cho người bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư gan. Lá sung cũng có thể cải thiện huyết áp và lượng mỡ trong máu.

Dân gian dùng lá sung cho một số trường hợp:

– Lợi sữa dành cho sản phụ: Lá sung vú (lá có nốt sần) 100gr, chân giò lợn 1 cái, quả mít non 50gr, quả đu đủ non 50gr, lõi thông thảo 10gr, hạt mùi 5gr, gạo nếp 100gr, nấu thành cháo, ăn 2 lần trong ngày. Dùng 3 ngày liền.

– Chữa nổi cục đỏ ở lưng ngực, có đau và sốt: Lá sung vú 40gr, huyền sâm, huyết giác, ngưu tất, mỗi vị 20gr, thái nhỏ, sắc uống 2 lần trong ngày.

– Chữa gan nóng, vàng da, giúp thanh nhiệt: Lá sung vú 30gr, nhân trần 30gr, kê huyết đằng 20gr, rau má 50gr, sâm đại hành 20gr, sắc uống trong ngày thay trà.

– Chữa sốt, cảm cúm: Lá sung vú 16gr, lá chanh 16gr, nghệ 16gr, tỏi 6gr, sắc lấy nước đặc, uống. Nếu mồ hôi ra nhiều thì uống nguội, ngược lại thì uống nóng, rồi đắp chăn cho ra mồ hôi.

– Chữa bong gân, sai khớp: Lá sung vú, lá bàng, lá mua, lá cỏ xước, lá cứt lợn giã nhỏ, thêm ít rượu và đắp vào chỗ đau.

– Chữa nổi mụn trên mặt: Lá sung vú đem nấu nước, xông và rửa hàng ngày.