Hà thủ ô trắng là một cây thuốc mọc hoang ở khắp những đồi núi trọc ở nước ta. Thường ưa những nơi đất đồi cứng vùng Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn.
Dây sữa bò; Củ vú bò; Mã liên an; Khâu nước; Dây mốc; Cây sừng bò.
Đặc điểm tự nhiên
Hà thủ ô trắng là loại cây thân leo dài từ 2 đến 5 m. Thân và cành có màu đỏ hoặc nâu đỏ, rất nhiều lông, càng già thì càng nhẵn. Lá mọc đối, hình mác dài, nhọn ở đầu, tròn hoặc hơi hình nón ở gốc, có nhiều lông mịn ở mặt dưới và ngắn hơn ở mặt trên. Lá dài 4 – 14cm, rộng 2 – 9 cm, cuống lá dài 5 – 8 cm, có lông. Hoa màu vàng tía hoặc nâu nhạt mọc thành xim và có rất nhiều lông. Quả to chẻ ngang trông giống như những chiếc sừng (nên có tên là cây sừng). Quả hình thoi, có lông màu xám, dài 711 cm, rộng 8 mm. Hạt dẹt, lồi ở mặt lưng, dài 5 – 7 mm, rộng 2 mm, có lông mịn dài 2cm.
Có nơi còn gọi là Dây mốc vì cây có nhiều lông trông như mốc.
Toàn cây bấm thân, lá và quả non khắp nơi tiết ra chất nhựa màu trắng sữa nên có tên là cây Sữa bò.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây Hà thủ ô trắng mọc trên khắp các vùng đồi núi trọc ở nước ta. Thường ưa vùng đồi núi cứng như Vĩnh Phúc, Hà Sê, Hà Giang, Xuân Quảng, Cao Bằng, Lạng Sơn. Củ dài, màu trắng, lõi giống củ sắn nhưng vị đắng. Đào được trồng quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa đông hoặc đầu xuân. Đào củ về thái mỏng phơi khô.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được của Hà thủ ô trắng là rễ.
Thành phần hoá học
Rễ củ chứa nhựa đắng, tinh bột, tanin pyrogalic và một chất có phản ứng alkaloid có tinh thể chưa xác định.
Công dụng
Theo y học cổ truyền
Vị Hà thủ ô trắng được các thầy thuốc Việt Nam coi như là có cùng một công dụng với Hà thủ ô đỏ.
Các công ty dược liệu vẫn thu mua và bán chung Hà thủ ô trắng với Hà thủ ô đỏ, trong các đơn thuốc thường dùng một nửa Hà thủ ô trắng, một nửa Hà thủ ô đỏ. Có khi để nguyên không chế biến mà sử dụng trực tiếp, cũng có khi chế biến tương tự như đối với hà thủ ô đỏ. Liều và cách dùng cũng tương tự hà thủ ô đỏ.
Hà thủ ô trắng có tính mát, vị đắng chát, có tác dụng bổ máu, bổ thận và gan.
Thường dùng chữa thiếu máu, thần kinh suy nhược, thận gan yếu, ăn ngủ kém, sốt rét kinh niên, đau nhức gân xương, phong thấp tê bại, kinh nguyệt không đều, ỉa ra máu, bạch đới, trừ nọc rắn cắn, bệnh ngoài da mẩn ngứa, bạc tóc sớm.
Có nơi còn dùng thân lá và củ của cây để trị các bệnh cảm nắng, cảm sốt, sốt rét.
Có người còn dùng dây của Hà thủ ô trắng sắc lấy nước cho phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa uống cho có thêm sữa.
Cây lá cũng được dùng đun nước để tắm và rửa để trị lở ngứa. Người ta còn dùng củ để trị cơn đau dạ dày.
Theo y học hiện đại
Chưa có tài liệu nghiên cứu.
Liều dùng & cách dùng
Ngày dùng từ 12 – 20g dạng thuốc sắc.
Bài thuốc kinh nghiệm
Thuốc bổ
Bồi dưỡng cơ thể, chữa đau lưng mỏi gối, tăng cường sức lực, giúp ăn ngủ được.
Đậu đen 50g, Đỗ trọng dây 50g, Đậu đỏ 10g, Ráng bay 15g, Bố chính sâm 15g, Củ sen 50g, Hà thủ ô trắng (sao muối) 50g, Phục linh 15g. Các vị thuốc hiệp chung, nghiền tán làm viên hoàn, mỗi lần uống 3g, ngày uống 3 lần. (Kinh nghiệm ở An Giang).
Bệnh tiêu khát
Biểu hiện ăn nhiều chóng đói, thân thể ngày càng gầy hay khát.
Bài thuốc: Hà thủ ô trắng sao vàng hạ thổ 500g, Liên nhục 10000g, Hoài sơn 1000g, Củ đinh lăng 500g, Sâm voi 500g. Tất cả sao vàng, nghiền nhỏ mịn, luyện mật ong làm hoàn. Ngày dùng 6 – 8g chia 2 lần uống với nước sắc cây cối xay (cối xay 20g, nước 200ml).
Lưu ý
Một số lưu ý khi sử dụng cây Hà thủ ô trắng:
Không sử dụng cho người hư yếu tạng lạnh.
Kiêng ăn tiết canh, lươn, cá, hành tỏi, rau củ.
Hà thủ ô trắng là loài cây đang phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Hà thủ ô trắng có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác.