Củ địa liền – Loại củ, được coi là thảo dược có đặc tính chống ung thư mạnh mẽ

79

Nghiên cứu mới đã chứng minh loại rau củ này có chứa một hợp chất hoạt động có thể ngăn chặn “đáng kể” sự phát triển của tế bào ung thư.

Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng, một loại rau củ được sử dụng trong nấu ăn như một loại gia vị, có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư.

Củ địa liền

Củ địa liền

 

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Osaka Metropolitan của Nhật Bản phát hiện ra rằng củ địa liền – thuộc nhóm thực vật họ gừng, mọc khá nhiều tại khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam – có đặc tính chống ung thư.

Là một phần trong nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã chứng minh rằng chiết xuất củ địa liền và thành phần hoạt chất chính của nó, ethyl p-methoxycinnamate (EMC), đã ngăn chặn đáng kể sự phát triển của tế bào ung thư.

Cây địa liền còn có tên gọi khác là Tam nại, sơn nại, thiền liền hoặc sa khương tên khoa học Kaempferia galanga L thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).

Đây là loại cây thân thảo sống lâu năm và không có thân. Lá có hình trứng gần tròn gồm 2 – 3 cái, có bẹ và mọc xòe ra trên mặt đất, phiến lá rộng 6 – 7 cm và dài 8 – 10cm, nhẵn bóng, mép lá nguyên và mặt dưới hơi có lông.

Cụm hoa mọc ở nách lá, không có cuống, có màu trắng pha tím. Thân rễ có nhiều rễ củ nhỏ, mọc nối tiếp nhau và có dạng hình trứng với nhiều vân ngang.

Cây địa liền gần như mọc hoang, phát triển mạnh mà không cần chăm bón quá cầu kỳ.

Cây địa liền gần như mọc hoang, phát triển mạnh mà không cần chăm bón quá cầu kỳ.

Loài cây này gần như mọc hoang, phát triển mạnh mà không cần chăm bón quá cầu kỳ. Củ từ cây địa liền hay được sử dụng trong nấu ăn và y học Trung Quốc, và được cho là có đặc tính chống viêm, giảm cholesterol và ức chế sự thèm ăn.

Các nghiên cứu trước đây về EMC cũng đã chỉ ra khả năng chống ung thư của nó do thực tế là nó làm giảm sự biểu hiện của yếu tố phiên mã ty thể A (TFAM), liên quan đến sự tăng sinh tế bào ung thư.

Tuy nhiên, cơ chế chính xác về cách thức hoạt động của nó vẫn chưa rõ ràng cho đến nay.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Akiko Kojima, giải thích: “Kết quả của nghiên cứu này xác nhận tác dụng chống ung thư của chiết xuất của địa liền và thành phần hoạt chất chính của nó, EMC. EMC là hợp chất hoạt động chịu trách nhiệm về hoạt động chống ung thư của KGE và ức chế quá trình chuyển pha G1/S của EATC bằng cách điều chỉnh sự biểu hiện của các chất điều hòa chu kỳ tế bào”.

Các chuyên gia rất kỳ vọng rằng TFAM sẽ trở thành một dấu hiệu mới cho tác dụng chống ung thư trong tương lai khi nghiên cứu tiến bộ trong các lĩnh vực liên quan.

Giáo sư Akiko Kojima chia sẻ thêm: “Bằng cách bổ sung các loại thực phẩm chứa nguồn kali và nhiều chất xơ trong rau củ, chẳng hạn như khoai lang, bạn có thể giúp duy trì huyết áp bình thường, sức khỏe tốt và hạn chế nguy cơ tế bào ung thư phát triển”.

Các loại thực phẩm khác có hàm lượng kali cao bao gồm: Mơ khô, mận, chuối, bí ngô, nước cam.