Cỏ ngọt – chất tạo ngọt tự nhiên tuyệt vời dành cho người bị tiểu đường

22

Đường từ cây cỏ ngọt đang được sử dụng cho người bệnh đái tháo đường như là chất tạo ngọt an toàn từ thiên nhiên.

Dùng cỏ ngọt hàng ngày mà không làm gia tăng lượng đường trong máu

Cây cỏ ngọt còn được gọi là cỏ đường, cỏ mật hay cúc ngọt, có nguồn gốc ở thung lũng Rio Monday, đông bắc Panama, Trung Mỹ. Cỏ ngọt Stevia rebaudiana đã được người dân Guarani, Nam Mỹ dùng hơn 1.500 năm.

Trong đầu thập niên 1970, người Nhật bắt đầu trồng cây và sản xuất chiết xuất để thay thế các chất làm ngọt nhân tạo như cyclamate hay saccharin. Chiết xuất chất lỏng của lá và tinh khiết được sử dụng như chất làm ngọt Stevioside và tiếp thị tại Nhật Bản từ năm 1971. Chúng chiếm 40% thị trường chất làm ngọt trong năm 2005 tại đất nước này và là nước tiêu dùng lớn nhất thế giới.

Chiết xuất từ cây cỏ ngọt có sẵn dưới dạng cả chất lỏng và bột

Chiết xuất từ cây cỏ ngọt có sẵn dưới dạng cả chất lỏng và bột

Thành phần: lá Stevia chứa (% chất khô) 6,2% protein, 5,6% chất béo, 52,8% từ carbohydrate, 15% Stevioside và khoảng 42% chất hòa tan trong nước.

Vẫn mang vị ngọt, nhưng không chứa năng lượng đã khiến cỏ ngọt an toàn với người bệnh đái tháo đường. Có nhiều cách sử dụng cỏ ngọt stevia như: phơi, sấy khô để có thể bỏ vô trà, ước quả…; tán bột lá khô để trộn vào bột làm bánh thay thế đường; thay đường hóa học trong kỹ nghệ thực phẩm; làm chất ngọt cho người ăn kiêng ít năng lượng và cho người bệnh đái tháo đường.

Vẫn mang vị ngọt, nhưng không chứa năng lượng đã khiến cỏ ngọt an toàn với người bệnh đái tháo đường.

Vẫn mang vị ngọt, nhưng không chứa năng lượng đã khiến cỏ ngọt an toàn với người bệnh đái tháo đường.

Cách sử dụng cỏ ngọt cho bệnh nhân bị đái tháo đường

Cỏ ngọt rửa sạch phơi khô. Mỗi lần sử dụng 2,5g lá cỏ ngọt phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml uống làm một lần. Ngày có thể uống 2 lần.

Cỏ ngọt có khả năng làm giảm nhu cầu chất đường và chất bột của người bệnh. Nó được dùng thay đường cho những người mắc bệnh phải kiêng hoặc giảm ăn đường như bệnh đái tháo đường, béo phì, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch.

Cỏ ngọt phơi khô

Cỏ ngọt phơi khô

Bột lá cỏ ngọt Stevia: lá khô tán mịn thành dạng bột, có thể chỉ đơn giản được sử dụng thay thế đường bằng những cách khác nhau, chẳng hạn rưới như một chất làm ngọt vào thực phẩm, trong đồ uống nóng, hoặc trong nhiều công thức nấu ăn.

Dịch chiết xuất: chiết xuất Glycerin có sẵn, thường được chuẩn hóa với thành phần chủ yếu của lá Stevia. Một vài giọt các chất chiết xuất có thể được thêm vào thực phẩm như một chất làm ngọt.

Lưu ý: cỏ ngọt hiện nay sử dụng cho người bệnh đái tháo đường chủ yếu là tác dụng là chất tạo ngọt lành tính thay cho việc sử dụng đường saccharoza hoặc đường hóa học. Các tác dụng khác ngoài điều trị đái tháo đường của cỏ ngọt đang được tiếp tục nghiên cứu. 3 loại lá này làm nước uống, hạn chế mỡ máu, kiểm soát bệnh tiểu đường