Ở nước ta, có một loại cây được mệnh danh là “báu vật” đáng tiền và được nhiều người ưa chuộng. Bên cạnh việc mang lại lợi ích kinh tế, loại cây này còn được xem là một thảo dược quý trong Đông y.
Đó chính là cây bời lời. Nhiều người thường hay ví rằng nhìn thấy cây như vớ được vàng bởi từ thân đến quả của loại cây này đều hái ra tiền. Gỗ cây bời lời được sử dụng để lấy chất nhầy trong công nghiệp làm giấy hoặc làm hương nén.
Quả bời lời rất có nhiều tác dụng
Trong khi đó, quả bời lời được thu hoạch rồi sau đó ép dầu để nấu xà phòng hoặc làm nến. Trên các “chợ online”, bạn có thể tìm mua vỏ bời lời khô để tự làm dầu gội và nước rửa bát sinh học với giá từ 16.000 – 20.000 đồng/kg.
Cây bời lời còn được gọi bằng nhiều tên khác như bời lời nhớt, bời lời dầu, sơn kê… Tên khoa học của cây là Litsea glutinosa, thuộc họ Long não (Lauraceae). Cây có thể cao tới 10m với thân cây màu nâu, không vị và không mùi, bên trong chứa chất nhớt.
Cây bời lời chủ yêu mọc hoang
Hiện nay, loại cây này chủ yếu mọc hoang và tập trung nhiều nhất ở các vùng Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế cũng như một số ít ở các tỉnh khác như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Quảng Ninh và Tuyên Quang. Bên cạnh đó, cây cũng được tìm thấy ở miền Nam Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Campuchia.
Đặc biệt, tại Trung Quốc, quả bời lời với vị cay tê đặc trưng còn được sử dụng phổ biến làm gia vị ở các khu vực miền Nam của quốc gia này. Quả có mùi thảo dược thơm nồng và nếu bạn xoa chúng vào tay rồi ngửi thì sẽ cảm nhận rõ được mùi cay nồng đặc trưng.
Quả bời lời với vị cay tê nên được sử dụng như một loại gia vị ở miền Nam, Trung Quốc
Bên cạnh việc mang lại lợi ích kinh tế, cây bời lời còn được xem là một thảo dược quý trong Đông y. Cây bời lời chứa một số thành phần hóa học tạo nên các vị thuốc quý và tất cả các bộ phận của cây đều có thể được sử dụng làm dược liệu.
Theo y học cổ truyền, bời lời nhớt có tính hàn, vị đắng nhẹ, giúp giảm viêm, tiêu độc, cầm máu và là vị thuốc hữu hiệu cho các chứng bệnh như ợ chua, chướng bụng, táo bón.