Home Blog Page 145

3 sai lầm khi uống nước đỗ đen mất hết cả chất dinh dưỡng: Ai cũng nên biết để tránh

Những sai lầm khi uống nước đỗ đen dưới đây làm mất sạch dưỡng chất, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Uống nước đỗ đen thay nước lọc

Thói quen của nhiều người, nhất là ai muốn giảm cân là uống nước đỗ đen rang thay cho nước lọc. Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong đỗ đen có nhiều dưỡng chất tốt nhưng nếu nạp quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị quá tải, không hấp thu kịp mà gây phản tác dụng, mất cân bằng dinh dưỡng, khiến cơ thể bị thiết hụt chất và gây ra các bệnh về tiêu hóa.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống nước đỗ đen 200 – 240ml là đủ bởi nếu uống nhiều dễ gây lạnh bụng, hạ đường huyết ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Chính vì vậy, dù nước đỗ đen có tốt tới mấy thì cũng không thể thay thế nước lọc để bảo vệ sức khỏe của mình.

Những sai lầm khi uống nước đỗ đen dễ rước bệnh

Những sai lầm khi uống nước đỗ đen dễ rước bệnh

Uống nước đỗ đen khi uống thuốc

Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc bạn không nên uống nước đỗ đen bởi nước đỗ đen sẽ khiến cho thành phần của thuốc mất đi tác dụng, khiến cho bạn bệnh càng thêm bệnh. Chính vì vậy, nếu bạn đang sử dụng thuốc gout, tiểu đường, tim mạch.. thì chớ dại uống nước đỗ đen kẻo bệnh tình thêm tăng nặng.

Chính vì vậy, nếu bạn đang uống  thuốc thì không nên uống nước đỗ đen để bảo vệ tác dụng của những viên thuốc kẻo dễ rước thêm bệnh vào người.

UỐng nước đỗ đen khi đang tiêu chảy

Một trong những sai lầm khi sử dụng nước đỗ đen là bạn uống nước đỗ đen khi đang lạnh bụng tiêu chảy, thân nhiệt lạnh. Nguyên nhân là trong đỗ đen có chứa một số khoáng chất, đặc biệt là giàu kali nên người bị bệnh thận tuyệt đối không nên dùng.

Sai lầm khi uống nước đỗ đen

Sai lầm khi uống nước đỗ đen

Ngoài ra, nước đỗ đen sẽ khiến lợi tiểu dễ gây suy thận do chức năng đào thải kali gần như là không nên luôn có nguy cơ tăng kali trong máu mà khi chất này tăng cao sẽ khiến bệnh tình thêm nặng.

Còn với trẻ nhỏ, người già hay người có thể trạng yếu cũng nên hạn chế uống nước đậu đen, vì hàm lượng protein trong đậu đen cao cơ thể y khó tiêu thụ hết lượng protein trong thực phẩm này. Từ đó gây ra bệnh tiêu hóa, đầy bụng, đau bụng.

2 loại cá giàu vitamin D và omega-3, bổ hơn thịt lợn, thịt gà, nhất định phải ăn vào mùa đông

Hai loại cá này có hàm lượng dinh dưỡng cao, nên ăn vào mùa đông để tăng cường sức khỏe.

Cá thu

Cá thu là loại cá có giá trị dinh dưỡng cao. Loại cá này cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, giàu omega-3 (bao gồm cả DHA và EPA). 100 gram cá thu cung cấp 17 gram protein; 6,3 gram axit béo omega-3; 7,4 microgram vitamin B12; 5,4 microgram vitamin D; 63 microgram i-ốt.

Hàm lượng omega-3 trong cá thu ở mức cao, có tác dụng bảo vệ tim mạch, giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, ngăn ngừa đông máu, giảm viêm.

Cá thu là loại cá có giá trị dinh dưỡng cao.

Cá thu là loại cá có giá trị dinh dưỡng cao.

Vitamin D trong cá thu có tác dụng hỗ trợ sự phát triển của xương, ức chế sự phát triển của các tế bào K. Vitamin B12 hỗ trợ quá trình chuyển hóa protein, carbohydrate, bảo vệ da và màng nhầy, hỗ trợ phân hủy chất béo trong cơ thể. Kẽm có vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não, tạo ra các tế bào miễn dịch, chữa lành vết thương, trẻ hóa da. Ngoài ra, cá thu còn chứa sắt, taurine và nhiều thành phần khác giúp tái tạo máu, tăng cường chức năng gan.

Cá hồi

Cá hồi có thể ăn vào tất cả các mùa trong năm. Tuy nhiên, nếu có yêu cầu cao về hương vị, bạn nên ăn cá hồi vào mùa đông. Đây là thời điểm thịt cá căng mọng, bổ dưỡng.

Cá hồi chứa nhiều protein chất lượng cao, giàu axit béo omega-3, axit folic, vitamin B1, vitamin B12, vitamin E. 100 gram cá hồi có thể cung cấp 2,25 gram omega-3.

Cá hồi là loại cá béo có hàm lượng omega-3 cao.

Cá hồi là loại cá béo có hàm lượng omega-3 cao.

Cá hồi có hàm lượng folate cao gấp 2,8 lần thịt lợn; lượng vitamin B12 cao hơn 12 lần thịt gà. Lượng DHA và EPA trong cá hồi cũng cao hơn trong các loại thịt gia súc, gia cầm.

Ăn cá hồi vào mùa đông giúp giữ ấm cơ thể. Thời tiết lạnh, nguy cơ tái phát các bệnh tim mạch cũng tăng lên. Ăn cá ít nhất 1 lần/tuần sẽ giúp phòng ngừa đau tim, đột quỵ.

Bổ sung cá vào chế độ ăn uống sẽ giúp giảm viêm, giảm các triệu chứng viêm khớp, tăng cường sức đề kháng, chống cảm cúm, cảm lạnh.

Ngoài cá hồi và cá thu, các loại cá béo khác như cá ngừ, cá mòi… cũng có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Bạn có thể thêm chúng vào thực đơn của gia đình. Mỗi người nên ăn cá từ 2-3 lần/tuần. Các loại cá cung cấp nhiều axit béo omega-3 – một loại axit béo không bão hòa đa, giúp phòng chống các bệnh tim mạch. Lượng omega-3 trong cơ thể giảm xuống quá thấp có thể làm tăng nguy cơ bị tiểu đường, béo phì.

Uống trà xanh đúng cách để cải thiện sức khoẻ, bệnh tật lùi xa

Trà xanh vốn là một loại nước uống đem đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên, để đạt được lợi ích tối đa bạn cần biết cách dùng đúng.

Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Thương, từ Khoa Dinh dưỡng Tiết chế của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, đã chia sẻ rằng trà xanh là nguồn dồi dào chất chống oxy hóa, có tác dụng hỗ trợ chữa lành vết thương, cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch. Để đạt được hiệu quả tối ưu và tránh những tác dụng không mong muốn, người sử dụng trà xanh cần lưu ý một số điểm sau đây.

Pha trà ở nhiệt độ thích hợp

Trà xanh nổi tiếng với những lợi ích dinh dưỡng nhờ các hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa như epicatechin (EC), axit gallic và epigallocatechin (EGCG). Nhiệt độ và thời gian ngâm trà có thể ảnh hưởng đến mức độ của các hợp chất này. Nếu sử dụng nước quá nóng, các polyphenol có lợi có thể bị phá hủy. Để bảo toàn hương vị và dưỡng chất của trà xanh, người dùng nên hãm trà trong khoảng 2-3 phút với nước nóng ở nhiệt độ khoảng 70-80 độ C.

Trà xanh nổi tiếng với những lợi ích dinh dưỡng nhờ các hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa như epicatechin (EC), axit gallic và epigallocatechin (EGCG)

Trà xanh nổi tiếng với những lợi ích dinh dưỡng nhờ các hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa như epicatechin (EC), axit gallic và epigallocatechin (EGCG)

Uống trà đúng thời điểm

Thời gian lý tưởng để thưởng thức trà xanh là khoảng 30 phút đến một giờ sau bữa sáng, giúp cơ thể tỉnh táo và tăng cường trao đổi chất. Một tách trà vào khoảng 2-3 giờ chiều cũng giúp giảm căng thẳng và tăng cường sự tập trung. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trà xanh chứa khoảng 10-20% tannin (tính theo trọng lượng khô), hợp chất này có thể gây kích ứng và tăng tiết axit dạ dày. Nếu uống khi đói, trà xanh có thể gây trào ngược axit, đau dạ dày và buồn nôn. Tannin còn có thể kết tủa protein trong thực phẩm, làm chậm nhu động ruột và dẫn đến táo bón.

Catechin và tannin trong trà xanh có thể kết hợp với các phân tử sắt trong thực phẩm, cản trở sự hấp thu sắt. Đối với những người nhạy cảm với caffeine, uống nhiều trà xanh có thể gây tăng nhu động ruột và phản xạ dạ dày đại tràng, dễ dẫn đến tiêu chảy. Ngoài ra, caffeine cũng có thể gây kích thích, làm tim đập nhanh và mất ngủ, do chất này có thể lưu lại trong cơ thể tới 6 giờ, nên cần tránh uống trà xanh sát giờ đi ngủ.

Hạn chế pha trà quá đậm hoặc để ngâm lâu

Pha trà quá đậm hay ngâm trà quá lâu sẽ khiến tannin được giải phóng nhiều, dẫn đến vị trà trở nên đắng chát và mất đi hương vị tinh tế. Điều này không chỉ làm giảm chất lượng trà mà còn có thể gây khó chịu cho dạ dày, đặc biệt khi uống lúc bụng đói.

Pha trà quá đậm hay ngâm trà quá lâu sẽ khiến tannin được giải phóng nhiều, dẫn đến vị trà trở nên đắng chát và mất đi hương vị tinh tế

Pha trà quá đậm hay ngâm trà quá lâu sẽ khiến tannin được giải phóng nhiều, dẫn đến vị trà trở nên đắng chát và mất đi hương vị tinh tế

Tránh uống trà xanh cùng thuốc tây

Sử dụng trà xanh để uống thuốc tây có thể gây ra những tác động tiêu cực. Theo chuyên gia Nguyễn Thị Thương, hợp chất catechin trong trà xanh có khả năng ức chế hoạt động của các enzyme chuyển hóa thuốc và chất vận chuyển thuốc, hoặc ảnh hưởng đến sự biểu hiện của các protein này. Điều này có thể làm giảm hiệu quả điều trị hoặc tăng tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là đối với các loại thuốc tim mạch, huyết áp, thuốc trị lo âu và trầm cảm.

Hạn chế sử dụng nhiều chất tạo ngọt

Việc không lạm dụng chất tạo ngọt hoặc chọn loại phù hợp và sử dụng với lượng vừa phải là cách tốt nhất để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của trà xanh. Protein và chất béo trong sữa có thể làm giảm tác dụng chống oxy hóa của trà. Thêm quá nhiều đường không chỉ làm mất đi lợi ích tốt mà còn có thể dẫn đến tăng cân và các bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường và bệnh tim mạch nếu uống thường xuyên. Ngoài ra, việc thêm mật ong vào trà khi còn nóng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của mật ong; nhiệt độ an toàn khi thêm mật ong vào trà nên ở khoảng 40-50 độ C.

Việc không lạm dụng chất tạo ngọt hoặc chọn loại phù hợp và sử dụng với lượng vừa phải là cách tốt nhất để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của trà xanh

Việc không lạm dụng chất tạo ngọt hoặc chọn loại phù hợp và sử dụng với lượng vừa phải là cách tốt nhất để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của trà xanh

Hạn chế uống trà xanh khi cần thiết

Những người bị thiếu máu, đang mang thai, cho con bú hoặc trong kỳ kinh nguyệt nên thận trọng khi sử dụng trà xanh. Tannin và catechin trong trà xanh có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt tại niêm mạc ruột, gia tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Caffeine trong trà xanh có thể gây tăng nhịp tim, kích thích bài tiết nước tiểu, dễ dẫn đến mất nước và gây mất ngủ, mệt mỏi cho phụ nữ mang thai nếu uống nhiều. Ngoài ra, caffeine còn có thể giảm hấp thụ một số dưỡng chất quan trọng trong thai kỳ như sắt, canxi và folate.

Chuyên gia Nguyễn Thị Thương nhấn mạnh rằng caffeine trong trà xanh có thể truyền qua sữa mẹ, gây kích thích và ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Dù lượng caffeine trong trà xanh thấp hơn so với cà phê, việc thai phụ uống quá nhiều trà xanh vẫn có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Không thay thế nước lọc bằng trà xanh

Dù trà xanh có nhiều lợi ích, nhưng không nên thay thế hoàn toàn nước lọc trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nước lọc là thiết yếu để duy trì sự sống và là môi trường cho các quá trình trao đổi chất, mà không chứa caffeine hay calo.

Người trưởng thành có thể uống từ 2-3 tách trà xanh mỗi ngày (tương đương khoảng 400-600 ml) để tận dụng những lợi ích của nó. Mỗi người nên điều chỉnh lượng trà sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu cá nhân của mình.

Thịt bò: Món ngon giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn

Bạn có thường xuyên ăn thịt bò? Bạn có biết rằng cách bạn chế biến và kết hợp thịt bò với các thực phẩm khác có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn? Cùng tìm hiểu những sai lầm phổ biến khi ăn thịt bò và cách khắc phục để bảo vệ sức khỏe của bạn.

Thịt bò là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein và sắt, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nên kết hợp thịt bò với tất cả các loại thực phẩm. Việc ăn kèm thịt bò với một số món ăn không phù hợp có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về tiêu hóa và làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn.

Thịt bò không nên kết hợp với thực phẩm nào?

Trứng

Thịt bò và trứng đều là nguồn thực phẩm giàu protein, cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, khi kết hợp hai loại thực phẩm này trong cùng một bữa ăn, hệ tiêu hóa có thể rơi vào tình trạng “quá tải”. Lượng protein phức tạp hiện diện trong cả thịt bò lẫn trứng yêu cầu cơ thể làm việc chăm chỉ hơn để tiêu hóa, điều này có thể dẫn đến cảm giác đầy bụng, khó tiêu hoặc đau dạ dày.

Bên cạnh đó, sự cạnh tranh trong việc hấp thụ dưỡng chất từ thịt bò và trứng có thể làm cho cơ thể không tận dụng hết được giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm. Nếu thường xuyên sử dụng trứng cùng với thịt bò, cơ thể có nguy cơ cao gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa và thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Do đó, để tối ưu hóa khả năng tiêu hóa, bạn nên tách rời thời gian ăn uống của hai loại thực phẩm này. Chẳng hạn, có thể dùng trứng vào bữa sáng và ăn thịt bò vào bữa trưa hoặc tối, nhằm giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.

Thịt bò và trứng đều là nguồn thực phẩm giàu protein, cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể

Thịt bò và trứng đều là nguồn thực phẩm giàu protein, cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể

Đậu nành

Đậu nành, cùng với các sản phẩm chế biến từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ và tương đậu nành, là nguồn cung cấp dồi dào protein thực vật. Khi kết hợp đậu nành với protein động vật từ thịt bò, do cấu trúc phân tử khác nhau, cơ thể có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng.

Hơn nữa, đậu nành cũng chứa một lượng nhỏ phytate, một chất có tính chất kháng dinh dưỡng, có khả năng ngăn cản sự hấp thụ một số khoáng chất, đặc biệt là sắt. Việc này có thể làm giảm hiệu quả của việc bổ sung sắt từ thịt bò. Đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, sự kết hợp này có thể gây ra các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu và tác động đến quá trình trao đổi chất.

Để tận dụng tốt nhất lợi ích từ cả hai loại thực phẩm, bạn nên tiêu thụ chúng vào các bữa ăn khác nhau. Chẳng hạn, có thể thưởng thức thịt bò trong bữa chính và dùng đậu nành như một món ăn nhẹ trong suốt ngày.

Quả hồng

Quả hồng là một loại trái cây chứa nhiều tanin và pectin, dễ dàng kết hợp với protein có trong thịt bò, tạo ra các hợp chất có thể gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa. Khi tiêu thụ thịt bò cùng trái hồng, bạn có nguy cơ gặp phải các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, những hợp chất này có khả năng hình thành sỏi trong dạ dày.

Hơn nữa, tanin chứa trong quả hồng khi tiếp xúc với dịch vị axit trong dạ dày có thể làm tăng cường khả năng kết tủa, dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng hơn. Nếu bạn tiêu thụ thịt bò giàu protein trong bữa ăn, cơ thể sẽ phải “vật lộn” để tiêu hóa, gây cảm giác mệt mỏi và nặng nề suốt cả ngày.

Do đó, sau khi ăn thịt bò, bạn nên đợi ít nhất 2-3 giờ trước khi thưởng thức quả hồng. Hoặc nếu có thể, hãy hạn chế hoàn toàn việc kết hợp hai món ăn này để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa của mình.

Sau khi ăn thịt bò, bạn nên đợi ít nhất 2-3 giờ trước khi thưởng thức quả hồng

Sau khi ăn thịt bò, bạn nên đợi ít nhất 2-3 giờ trước khi thưởng thức quả hồng

Trà xanh

Trà xanh không chỉ nổi tiếng với những lợi ích chống oxy hóa, mà còn được biết đến như một thức uống hỗ trợ sức khỏe tuyệt vời. Tuy nhiên, việc tiêu thụ trà xanh ngay sau khi ăn thịt bò có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Trong trà xanh có chứa một lượng axit tannic đáng kể, một hợp chất có khả năng kết hợp với sắt trong thịt bò, tạo ra một chất mà cơ thể khó lòng hấp thụ. Hệ quả là, cơ thể sẽ mất đi khả năng thu nhận lượng sắt từ thịt bò, từ đó làm giảm giá trị dinh dưỡng của bữa ăn.

Đặc biệt, điều này càng trở nên nghiêm trọng hơn đối với những ai đang mắc chứng thiếu máu hoặc cần bổ sung sắt. Thêm vào đó, việc uống trà xanh trong hoặc ngay sau bữa ăn có thể mang lại cảm giác khó chịu cho dạ dày hoặc gây đầy hơi, bởi vì tannin trong trà có thể kích thích niêm mạc dạ dày khi kết hợp với protein từ thịt bò.

Để đảm bảo hấp thu dinh dưỡng một cách tối ưu, nên tránh uống trà xanh ít nhất 1-2 giờ sau bữa ăn. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn nước lọc hoặc nước ép trái cây tươi để hỗ trợ quá trình tiêu hóa sau khi dùng bữa.

Những ai không nên tiêu thụ thịt bò?

Ngoài việc hạn chế kết hợp thịt bò với một số thực phẩm khác, một số người cần đặc biệt chú ý đến lượng thịt bò tiêu thụ để bảo vệ sức khỏe của mình.

Người mắc bệnh gout

Bệnh gout là một loại viêm khớp xảy ra do sự tích tụ axit uric trong cơ thể, thường tập trung ở các khớp. Thịt bò là một trong những thực phẩm có chứa purin, một chất có thể chuyển hóa thành axit uric khi được tiêu hóa. Do đó, việc tiêu thụ nhiều purin qua việc ăn thịt bò có thể làm tăng mức axit uric trong máu, từ đó khiến bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra những cơn đau dữ dội tại các khớp. Chính vì vậy, những người bị gout nên tránh xa thịt bò để không làm tình trạng bệnh tồi tệ thêm. Thay vào đó, họ có thể chọn những loại thịt trắng như gà hoặc cá, vừa an toàn cho sức khỏe vừa không làm tăng nguy cơ bùng phát cơn gout cấp.

Thịt bò là một trong những thực phẩm có chứa purin, một chất có thể chuyển hóa thành axit uric khi được tiêu hóa

Thịt bò là một trong những thực phẩm có chứa purin, một chất có thể chuyển hóa thành axit uric khi được tiêu hóa

Người có cơ địa nóng trong

Thịt bò được biết đến với tính năng nhiệt, tức là khi tiêu thụ, nó có thể làm tăng nhiệt độ trong cơ thể. Đặc biệt, với những người có cơ địa dễ bị nóng trong, việc ăn thịt bò có thể dẫn đến các triệu chứng như mụn nhọt, viêm da hay nhiệt miệng.

Hơn nữa, thịt bò cũng chứa một lượng chất béo tương đối cao, điều này có thể góp phần làm tăng nhiệt độ cơ thể và làm giảm khả năng điều hòa nhiệt. Vì vậy, đối với những ai có xu hướng nóng trong, việc hạn chế tiêu thụ thịt bò là rất quan trọng.

Những người bị dị ứng với thịt bò

Dị ứng thực phẩm là tình trạng mà hệ miễn dịch phản ứng quá mạnh với các protein có trong thực phẩm. Tuy thịt bò là một loại thực phẩm phổ biến, nhưng đối với một số người, các protein có trong loại thịt này có thể gây ra phản ứng dị ứng. Các triệu chứng có thể bao gồm: phát ban, ngứa ngáy, sưng môi hoặc họng, khó khăn trong hô hấp, và trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ, một tình huống nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu bạn bị dị ứng sau khi tiêu thụ thịt bò, hãy ngay lập tức dừng lại và tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ để được xét nghiệm và điều trị kịp thời. Hơn nữa, hãy luôn chú ý đọc kỹ nhãn thành phần trên các sản phẩm chế biến sẵn để đảm bảo tránh tiếp xúc với thịt bò.

Người mắc bệnh gan hoặc thận

Đối với những người bị bệnh gan hoặc thận, lượng protein và chất béo cao có trong thịt bò có thể gây thêm áp lực lên các cơ quan này. Khi tiêu thụ thịt bò, cơ thể sẽ phải nỗ lực hơn để tiêu hóa và chuyển hóa các thành phần này, đồng thời gia tăng sản xuất các chất thải. Điều này dẫn đến việc gan và thận phải làm việc nhiều hơn, đặc biệt trong trường hợp chức năng thận đã suy giảm. Khi đó, không những thận không thể loại bỏ hết độc tố mà còn có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, những bệnh nhân mắc bệnh về gan và thận nên giảm thiểu lượng protein động vật trong khẩu phần ăn và thay vào đó là các nguồn protein thực vật như đậu nành, đậu hũ hoặc cá, để đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng mà không làm tăng thêm gánh nặng cho gan và thận.

Mua thịt lợn tránh 6 loại này kẻo ‘dính’ phải thịt lợn nái già, lợn nuôi bằng chất tạo nạc

Không phải miếng thịt lợn nào cũng ngon. Khi đi chợ, bạn nên tránh mua những miếng thịt có dấu hiệu dưới đây.

Thịt lợn xỉn màu

Miếng thịt lợn tươi ngon phải có màu hồng tươi sáng, phần mỡ trắng ngà. Nếu thấy thịt có màu xám đen, đỏ sẫm hoặc nâu đen thì không nên mua. Đây là dấu hiệu thịt không còn tươi hoặc thịt lợn bệnh. Phần mỡ của miếng thịt có màu hồng, mạch máu thâm đen cũng là dấu hiệu “tố cáo” miếng thịt kém chất lượng.

Thịt lớn nái già thường có phần da dày, nhiều nếp nhăn, màu sắc kém tươi sáng. Loại thịt này sẽ dai, có mùi hôi, không ngon.

Thịt quá nạc

Những miếng thịt lợn có lớp mỡ quá mỏng hoặc chỉ toàn nạc có thể là loại lợn được nuôi bằng chất tạo nạc. Loại thịt này thường có màu sắc sáng bóng bất thường. Trong khi đó, thịt lợn nuôi tự nhiên sẽ có lớp mỡ dày và đều hơn. Khi mua, nên chọn miếng thịt có tỉ lệ mỡ – nạc cân đối.

Khi mua thịt lợn, bạn cần quan sát thật kỹ để tránh mua phải thịt kém chất lượng.

Khi mua thịt lợn, bạn cần quan sát thật kỹ để tránh mua phải thịt kém chất lượng.

Thịt lợn có lỗ chân lông màu đỏ

Khi mua thịt lợn, hãy quan sát phần lỗ chân lông trên da lợn. Thông thường, phần này sẽ có màu trắng hoặc đen (tùy theo giống lợn và sắc tố da tự nhiên của con lợn). Nếu lỗ chân lông chuyển sang màu đỏ tức là dấu hiệu của con lợn bệnh, lợn chết. Thịt lợn chết thường có màu đỏ tía bất thường, phần nạc đỏ sẫm, trong mạch có màu đen. Thịt này thường có mùi hôi khó chịu.

Thịt có mùi ôi thiu

Khi mua thịt lợn, bạn cần kiểm tra cả mùi của miếng thịt. Nếu thấy thịt có mùi ôi thiu hoặc bất cứ mùi lạ nào thì không nên mua. Thịt lợn không được bảo quản đúng cách sẽ bị vi khuẩn xâm nhập và biến chất. Không chỉ có dinh dưỡng bị suy giảm mà vi khuẩn còn có thể sinh ra các chất có hại, khiến người sử dụng bị ngộ độc.

Thịt lợn bị nhớt, sờ vào dính tay

Vi khuẩn tấn công làm miếng thịt bị phân hủy và xuất hiện nhớt dính trên bề mặt. Khi gặp loại thịt lợn này, bạn không nên mua. Thịt lợn tươi có bề mặt ẩm nhưng không bị dính tay. Cầm miếng thịt thấy cảm giác dẻo, chắc.

Thịt không có độ đàn hồi

Khi mua thịt, bạn nên dùng tay ấn vào miếng thịt. Nếu thấy bề mặt miếng thịt có độ đàn hồi tốt, ấn vào không để lại vết lõm thì đó là thịt mới, tươi ngon. Trong khi đó, thịt để lâu hoặc thịt đông lạnh trong thời gian dài sẽ bị mất cấu trúc sợi thịt, giảm độ đàn hồi, ấn vào để lại vết lõm rõ và rất lâu mới trở lại trạng thái ban đầu.

Thịt lợn mua về đừng rửa bằng nước, làm theo cách này chất bẩn tự bong ra

Đây là cách sơ chế thịt lợn đúng cách, giúp đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình.

Thịt lợn khi mua về thường có máu và chất bẩn, nếu không được làm sạch kỹ càng, sẽ có mùi hôi và tanh khó chịu. Nếu bạn làm sạch thịt lợn thường xuyên, cách đơn giản nhất là không nên chỉ rửa thịt dưới vòi nước, vì cách này chỉ làm vết bẩn lan ra và không sạch được.

Thực tế, việc rửa thịt lợn bằng nước có thể khiến thịt càng bẩn hơn. Hãy áp dụng một “mẹo” nhỏ, chất bẩn sẽ tự bong ra mà không cần phải rửa quá nhiều. Điều này sẽ giúp thịt sạch hơn và tránh được mùi khó chịu, thật tiếc nếu bạn chưa biết!

Cách 1: Dùng nước vo gạo hàng ngày

Mặc dù nhiều người thường bỏ đi nước vo gạo, nhưng thực tế nó có nhiều công dụng hữu ích. Đầu tiên, bạn cho thịt lợn vào một chậu và ngâm trong nước vo gạo khoảng 10 phút. Sau khi ngâm, bạn sẽ thấy rất nhiều chất bẩn nổi lên trên bề mặt. Sau đó, chỉ cần rửa thịt lợn dưới vòi nước sạch, chất bẩn sẽ dễ dàng bị cuốn trôi.

Mặc dù nhiều người thường bỏ đi nước vo gạo, nhưng thực tế nó có nhiều công dụng hữu ích.

Mặc dù nhiều người thường bỏ đi nước vo gạo, nhưng thực tế nó có nhiều công dụng hữu ích.

Tinh bột trong nước vo gạo có khả năng hút và loại bỏ các vết bẩn nhỏ rất hiệu quả. Một số người còn sử dụng nước vo gạo để rửa mặt, giúp làn da sáng mịn hơn. Tuy nhiên, bạn nên chú ý dùng nước vo gạo lần hai, vì lần đầu tiên thường chứa nhiều chất bẩn.

Nước vo gạo lần hai sẽ sạch hơn và có khả năng làm sạch tốt hơn. Đổ nước vo gạo lần hai vào thịt lợn và ngâm trong 5 phút, sau đó rửa sạch bằng tay. Tinh bột trong nước gạo sẽ giúp hấp thụ các chất bẩn trong thịt, và bạn sẽ thấy các vết bẩn nhỏ nổi lên rõ ràng trên bề mặt nước.

Cách 2: Dùng nước ấm

Vì thịt lợn có lớp mỡ, nếu chỉ rửa bằng nước sạch, máu và các tạp chất dễ bám lại và rất khó làm sạch. Vì vậy, để làm sạch hiệu quả hơn, bạn có thể sử dụng một cái chậu, sau đó đổ nước ấm khoảng 50 độ vào chậu. Tiếp theo, thêm một ít muối ăn vào và khuấy đều cho đến khi muối tan hoàn toàn. Lượng nước ấm và muối có thể điều chỉnh tùy theo lượng thịt lợn cần làm sạch.

Vì thịt lợn có lớp mỡ, nếu chỉ rửa bằng nước sạch, máu và các tạp chất dễ bám lại và rất khó làm sạch.

Vì thịt lợn có lớp mỡ, nếu chỉ rửa bằng nước sạch, máu và các tạp chất dễ bám lại và rất khó làm sạch.

Sau khi đã khuấy đều, ngâm thịt lợn vào nước trong vài phút. Bạn sẽ thấy nước chuyển thành màu đỏ do máu và các tạp chất nổi lên. Phương pháp này không chỉ giúp làm sạch thịt hiệu quả mà còn loại bỏ được mùi tanh, mang lại hương vị tươi ngon hơn khi chế biến. Thịt lợn sau khi được làm sạch theo cách này sẽ thơm, mềm và không còn mùi hôi, giúp món ăn trở nên hấp dẫn hơn.

Mẹo loại bỏ hết cặn bẩn trong ấm siêu tốc không cần cọ rửa

Để loại bỏ các cặn bẩn bên trong ấm siêu tốc, bạn có thể áp dụng một trong những mẹo nhỏ dưới đây.

Sau một thời gian sử dụng, bên trong ấm siêu tốc có thể đọng lại nhiều cặn nước. Việc này vừa làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của ấm, vừa không tốt cho sức khỏe người sử dụng. Vì vậy, bạn cần vệ sinh ấm thường xuyên để loại bỏ cặn bẩn.

Dùng chanh hoặc giấm

Chanh và giấm có tính axit, có thể hòa tạn các cặn bẩn bên trong ấm nước. Bạn có thể đổ giấm hoặc cắt chanh thành lát mỏng rồi cho vào ấm siêu tốc. Đổ thêm nước vào ấm và đun sôi. Để nước sôi trong ấm một lúc cho axit trong chanh và giấm hòa tan các cặn bẩn bên trong. Cuối cùng, tráng lại ấm bằng nước sạch là được.

Dùng vỏ trứng

Vỏ trứng đem rửa sạch rồi đập vụn và bỏ vào ấm siêu tốc. Đổ nước vào khoảng nửa ấm, dùng đũa khuấy đều và đun sôi. Để nước sôi trong ấm khoảng 30 phút. Sau đó, đổ vỏ trứng ra ngoài và tráng lại ấm bằng nước sạch.

Bạn có thể sử dụng nhiều nguyên liệu tự nhiên có sẵn trong nhà để loại bỏ cặn bẩn trong ấm siêu tốc.

Bạn có thể sử dụng nhiều nguyên liệu tự nhiên có sẵn trong nhà để loại bỏ cặn bẩn trong ấm siêu tốc.

Dùng baking soda

Bạn có thể cho một thài baking soda vào ấm, đổ thêm khoảng nửa ấm nước và đun sôi. Baking soda sẽ giúp loại bỏ các cặn bẩn ở đáy ấm.

Để tăng hiệu quả, hãy trộn baking soda và bia rồi thoa đều lên đáy ấm, để một lúc và lấy khăn lau nhẹ cho các cặn bẩn bong ra. Tráng lại ấm bằng nước sạch.

Sử dụng nước ngọt có gas

Đổ một lon nước ngọt có gas vào ấm siêu tốc và để khoảng 1 giờ. Sau đó, đổ nước trong ấm ra, dùng khăn lau nhẹ để loại bỏ cặn bẩn, tráng lại ấm bằng nước sạch.

Nếu muốn nhanh hơn, hiệu quả hơn, sau khi đổ nước ngọt có gas vào ấm, hãy bật công tắc để đun sôi nước. Sau đó, để nước bên trong nguội bớt một chút rồi đổ đi và tráng lại ấm bằng nước sạch.

Sử dụng vỏ khoai tây

Lấy vỏ khoai tây bỏ vào ấm siêu tốc, đổ thêm nước vào ấm và đun sôi trong vòng 10 phút. Tráng lại ấm bằng nước sạch. Vỏ khoai tây sẽ giúp loại bỏ các cặn bẩn trong ấm một cách nhanh chóng mà không tốn nhiều công sức cọ rửa.

Sử dụng than hoạt tính

Than hoạt tính có tác dụng loại bỏ các cặn bẩn một cách hiệu quả. Bạn có thể mua than hoạt tính và bỏ vào ấm siêu tốc. Thêm nước vào ấm và đun sôi.

Một số lưu ý khi sử dụng ấm siêu tốc

Sau khi sử dụng, nên rút phích cắm của ấm để đảm bảo an toàn.

Không nên để nước trong ấm quá lâu, tránh tình trạng đóng cắn, rỉ sét.

Nên để ấm và đế tiếp điện ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ.

Khi lấy nước, tránh để nước rơi vào phần đế tiếp điện của ấm.

Chuyên gia bật mí 6 mẹo để có tách cà phê sáng đỉnh cao, ai làm cũng ngon

Bạn có biết làm sao để pha được một tách cà phê thật sự đậm đà, hấp dẫn? Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.

Pha cà phê từ hạt xay

Để tạo ra một tách cà phê thật sự thơm ngon, điều quan trọng nhất chính là sử dụng cà phê vừa được xay. Đây là nguyên tắc hàng đầu mà bất cứ ai đam mê cà phê cũng cần ghi nhớ. Theo lời chuyên gia cà phê Jonathan Rubinstein, người sáng lập và điều hành chuỗi cửa hàng cà phê Joe Coffee tại New York, hương vị của cà phê sẽ bắt đầu suy giảm chỉ sau 2 phút kể từ khi xay. Chính vì vậy, để thưởng thức được hương vị trọn vẹn, hãy luôn xay cà phê ngay trước khi pha nhé!

Để thưởng thức được hương vị trọn vẹn, hãy luôn xay cà phê ngay trước khi pha

Để thưởng thức được hương vị trọn vẹn, hãy luôn xay cà phê ngay trước khi pha

Không để cà phê pha sẵn mở nắp trong tủ lạnh

Không nên để cà phê đã pha sẵn mở nắp trong tủ lạnh, vì nó có thể dễ dàng thu hút hương vị từ những thực phẩm và đồ uống khác. Theo Laila Ghambari, nhà vô địch pha chế cà phê Mỹ năm 2014, ngay cả mùi vị của cá cũng có thể thẩm thấu vào cà phê. Vì thế, hãy luôn sử dụng hộp đựng kín để bảo quản hương vị thơm ngon của cà phê.

Không cho hạt cà phê vào tủ đông

Khi bảo quản hạt cà phê, tuyệt đối không nên để chúng vào tủ đông nếu không được đóng kín cẩn thận. Việc này có thể khiến hạt cà phê bị hỏng. Theo lời chuyên gia Rubinstein, phương pháp tốt nhất là lưu trữ hạt cà phê trong những túi kín, để ngăn không khí và độ ẩm xâm nhập, nhằm bảo toàn hương vị và chất lượng của chúng.

Phương pháp tốt nhất là lưu trữ hạt cà phê trong những túi kín,

Phương pháp tốt nhất là lưu trữ hạt cà phê trong những túi kín,

Không nên để cà phê pha quá lâu

Cà phê là món đồ uống được nhiều người yêu thích, nhưng để thưởng thức trọn vẹn hương vị của nó, bạn nên sử dụng ngay sau khi pha chế. Theo lời cô Kathleen McCarthy, một nhà sản xuất cà phê nổi tiếng từ Ý, việc để tách cà phê nguyên chất đứng quá lâu sẽ làm cho các loại dầu tự nhiên trong cà phê phát triển những mùi vị khó chịu, và thậm chí là có nguy cơ ôi thiu. Vì vậy, để có một trải nghiệm cà phê hoàn hảo, hãy nhấp ngay khi tách cà phê nóng hổi vừa mới được pha!

Nhiệt độ nước phù hợp

Nhiệt độ nước trong quá trình pha cà phê là yếu tố then chốt để tạo nên một ly cà phê hoàn hảo. Các chuyên gia khuyên rằng, nhiệt độ lý tưởng để nước đạt đến mức tối ưu khi pha cà phê là từ 90 đến 96 độ C. Một trong những sai lầm phổ biến mà nhiều người thường mắc phải là không sử dụng nước với nhiệt độ đúng, dẫn đến việc không chiết xuất được hết những hương vị tinh túy từ hạt cà phê. Việc chú ý đến nhiệt độ nước sẽ góp phần đáng kể giúp ly cà phê của bạn trở nên thơm ngon và đầy sức sống.

Nhiệt độ nước trong quá trình pha cà phê là yếu tố then chốt để tạo nên một ly cà phê hoàn hảo

Nhiệt độ nước trong quá trình pha cà phê là yếu tố then chốt để tạo nên một ly cà phê hoàn hảo

Làm ấm tách cà phê

Trước khi bắt tay vào việc xay và pha cà phê, hãy dành một khoảnh khắc quý báu để làm nóng tách của bạn bằng nước nóng. Việc này không chỉ giúp tách giữ được nhiệt lâu hơn mà còn nâng cao hương vị thơm ngon của từng ngụm cà phê, mang lại trải nghiệm tuyệt vời hơn cho bạn.

Đậu phụ có 4 dấu hiệu này, rẻ đến mấy cũng đừng mua kẻo rước bệnh

Đây là dấu hiệu của đậu phụ đã thiu, hỏng, không nên mua về.

Khi đi chợ, đậu phụ thường là món dễ tìm và có giá phải chăng, lại có hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, nếu đậu phụ có những dấu hiệu dưới đây, dù giá rẻ đến mấy bạn cũng không nên mua.

Đậu phụ được chế biến từ sữa đậu nành đông lại, không chứa gluten và ít calo, là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình Việt. Bạn có thể ăn đậu phụ ngay, chiên, xào, hoặc chế biến thành các món như sốt cà chua, nhồi thịt…

Tuy nhiên, khi chọn mua đậu phụ, bạn nên cẩn trọng với những loại kém chất lượng, vì chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là 4 dấu hiệu cần tránh khi mua đậu phụ, dù giá có rẻ đến đâu.

Có mùi lạ

Đậu phụ được chế biến từ đậu nành, nên thường có mùi thơm nhẹ đặc trưng của đậu. Tuy nhiên, nếu đậu phụ có mùi lạ hoặc mùi chua, đó là dấu hiệu cho thấy đậu phụ đã được làm từ lâu hoặc bị nhiễm khuẩn trong quá trình bảo quản. Loại đậu phụ này không chỉ có mùi vị khó chịu mà còn có thể chứa nhiều vi khuẩn và độc tố, gây hại cho sức khỏe khi tiêu thụ.

Đậu phụ được chế biến từ đậu nành, nên thường có mùi thơm nhẹ đặc trưng của đậu.

Đậu phụ được chế biến từ đậu nành, nên thường có mùi thơm nhẹ đặc trưng của đậu.

Đậu phụ không mềm

Đậu phụ chủ yếu được làm từ nước, và khi để lâu, lượng nước trong đậu phụ sẽ dần giảm đi. Vì thế, khi mua đậu phụ, chúng ta nên kiểm tra độ đàn hồi của sản phẩm.

Đậu phụ tươi sẽ có độ ẩm cao, khi ấn nhẹ sẽ cảm nhận được độ đàn hồi. Nếu không cảm thấy sự đàn hồi, có thể đậu phụ đã để lâu và mất đi độ ẩm tự nhiên.

Màu sắc đậu phụ quá trắng

Đậu phụ được sản xuất bằng cách nghiền đậu nành, kết hợp với một số phụ gia và nấu chín. Nguyên liệu chính là đậu nành, vốn có màu vàng nhạt tự nhiên do chứa một số sắc tố và protein. Vì thế, đậu phụ thường có màu sắc này. Tuy nhiên, để tạo ra sản phẩm có vẻ ngoài hấp dẫn hơn, nhiều người sản xuất đã cho thêm chất làm trắng hoặc hóa chất khác trong quá trình chế biến.

Mặc dù đậu phụ có màu trắng quá sáng trông sẽ bắt mắt, nhưng hương vị và giá trị dinh dưỡng của nó sẽ bị giảm đi đáng kể. Thậm chí, nếu ăn với số lượng lớn, sản phẩm này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Đậu phụ được sản xuất bằng cách nghiền đậu nành, kết hợp với một số phụ gia và nấu chín.

Đậu phụ được sản xuất bằng cách nghiền đậu nành, kết hợp với một số phụ gia và nấu chín.

Bề mặt dính

Khi mua đậu phụ, bạn có thể kiểm tra bằng cách chạm nhẹ lên bề mặt để xem có bị dính hay không. Đậu phụ tươi sẽ có bề mặt mềm mại, mịn màng, khi ấn vào sẽ cảm thấy đàn hồi nhẹ. Nếu bề mặt có cảm giác nhớt và dính, đó là dấu hiệu cho thấy đậu phụ đã để lâu và bắt đầu hư hỏng.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do vi khuẩn phát triển và sinh ra độc tố, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa và buồn nôn. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Những người tuyệt đối không ăn su hào dù thèm đến mấy

Su hào là loại rau củ ngon và bổ dưỡng, tuy nhiên có những đối tượng tuyệt đối không nên ăn.

Lợi ích của su hào với sức khỏe

Theo sách Trung dược đại từ điển, củ su hào thuộc họ cải, có vị ngọt, cay, tính mát.

Su hào còn được gọi là phiết làn, giới lan, giá liên. Su hào có tác dụng chữa tiểu tiện lâm trọc (nghĩa là nước tiểu đục, tiểu nhỏ giọt), não lậu (viêm xoang mũi), thũng độc, đại tiện xuất huyết… Bộ phận dùng làm thuốc của su hào ngoài phần thân còn có lá, tác dụng đàm tích, thực tích.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 100 gram su hào cung cấp 27kcalo, 1,7g chất đạm, 6,2g carbohydrate, 3,6g chất xơ, 24mg canxi, 19mg magiê, 46mg phốt pho, 350mg kali, 20mg natri, 62mg vitamin C, 22µg beta caroten, 16 µg folate.

Như vậy su hào được biết đến là loại rau củ rất tốt cho sức khỏe.

su-hao8

Mặc dù vậy, vẫn có những người không nên ăn su hào để tránh gây hại cho sức khỏe.

Người đau dạ dày, trẻ em

Su hào là thực phẩm có thể chế biến được với nhiều cách. Tuy nhiên, nếu ăn sống hàm lượng các chất sẽ cao hơn, nhưng có thể gây đau bụng cho một số người khó tiêu hóa.

Kể cả những người bị đau dạ dày, trẻ nhỏ không nên cho món nộm su hào sống hoặc ăn sống trực tiếp. Còn theo đông y, ăn nhiều su hào sẽ bị hao khí tổn huyết.

Người bị bệnh tuyến giáp

Ngoài ra, su hào có thể chứa goitrogens, các hợp chất thực vật thường gặp trong các loại rau họ cải bắp như bông cải, súp lơ… có thể gây sưng tuyến giáp. Vì thế, những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp nên hạn chế dùng su hào.

Ăn nhiều su hào gây hao tổn khí huyết

Theo Đông y, su hào có tính mát, vị ngọt hơi đắng, có tác dụng hóa đờm, giải khát, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm, giúp dạ dày. Chủ yếu dùng chữa nước tiểu đục, đi ngoài ra máu, nhọt độc không rõ nguyên nhân, tỳ hư hỏa vượng, trúng phong bất tỉnh.

Tuy nhiên các bác sỹ Đông y vẫn khuyên bạn không nên ăn quá nhiều su hào bởi su hào có thể giải độc, lợi tiểu, nên khi ăn nhiều quá trình thanh lọc diễn ra quá mạnh sẽ khiến cơ thể bị hao tổn khí huyết.

su-hao5

Cách chọn và mua su hào:

– Khi mua su hào, nên chọn những củ có kích thước từ trung bình đến nhỏ, có nhiều lá non vì su hào non thường ngọt và mềm hơn.

– Chọn củ còn nguyên vẹn, màu sắc tự nhiên, tươi, cầm chắc và nặng tay, không giập hoặc nứt vỏ, không héo úa, không có mùi vị lạ (mùi rau quả hư hỏng, mùi hóa chất,…)

– Không chọn củ có màu sắc quá mỡ màng, vỏ láng bóng, tươi một cách bất thường vì có thể chúng đã hấp thụ một lượng đáng kể hóa chất bảo vệ thực vật và thuốc kích thích tăng trưởng.