3 loại rau không thể nuôi hóa chất thường mọc dại, nhưng bổ ngang nhân sâm, tổ yến: Đặc biệt loại thứ 2

Những loại rau dưới đây thường mọc dại ở bờ rào nhưng giá trị dinh dưỡng lại vô cùng cao, đừng bỏ qua.

Rau sam

Theo y học cổ truyền thì loại rau sam là loại rau dại quen thuộc ở các vùng quê. Không chỉ là loại rau giàu dinh dưỡng mà rau sam còn có mặt trong nhiều bài thuốc Đông y chữa bệnh.

 

Bên cạnh đó, trong thành phần của rau sam còn chứa nhiều  hàm lượng vitamin E, vitamin C, alcaloid, flavonoid, glutathione và beta – carotene trong cây rau sam giúp ngăn ngừa các gốc tự do và chống lại quá trình lão hóa. Đồng thời, thành phần chất nhầy trong rau sam có công dụng làm dịu đường tiêu hóa, từ đó giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý thường gặp về đường tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ cao giúp ngăn ngừa táo bón, dự phòng nhiễm ký sinh trùng đường ruột.

Còn trong Y học cổ truyền, cây rau sam tính hàn, vị chua không độc, quy vào kinh Phế, Tâm và Tỳ. Rau sam chứa kháng sinh tự nhiên, có khả năng tiêu thũng giải độc nên có công dụng điều trị chứng đầy bụng, trướng bụng, mụn nhọt mẩn ngứa ngoài da, sưng đau ngoài da. Đồng thời, rau sam còn là loại rau mọc dại nên không bao giờ nuôi hóa chất cực kỳ an toàn với sức khỏe của bạn

Rau sam không bị nuôi hóa chất

Rau sam không bị nuôi hóa chất

Rau lang – loại rau dân dã tốt như thần dược

Trong y học cổ truyền của Việt Nam thì từ lâu rau lang được biết đến là thực phẩm dân dã, dễ chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau trong bữa cơm của gia đình Việt.

Đây chính là loại cây quen thuộc đặc tính giảm đường huyết và đọt rau lang đỏ chứa chất gần giống với insulin nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Đồng thời, thành phần Protein trong rau lang có khả năng chống lại sự oxy hóa. Loại protein này chứa khoảng 1/3 hoạt tính chống oxy hóa của glutathione – chất có vai trò lớn trong việc tạo ra chất chống oxy hóa bên trong cơ thể.

Ngoài ra, rau lang vị ngọt, tính mát và chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng. Đặc biệt, lá rau lang chứa khoảng 1.95% – 1.97% chất nhựa tẩy nên vừa nhuận tràng vừa ngăn ngừa tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, rau lang có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau giúp thay đổi khẩu vị.

Rau lang tốt cho sức khỏe không bị nuôi hóa chất

Rau lang tốt cho sức khỏe không bị nuôi hóa chất

Rau càng cua

Tương tự như rau lang và rau sam, rau càng cua cũng là loại rau mọc dại nhiều ở các vùng quê. Rau càng cua dễ mọc, mọc tốt và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và các bài thuốc trị bệnh hiệu quả.

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoaa Vinmec cho biết, rau càng cua là loại rau dại mọc nhiều nơi và sống ở những vùng có khí hậu nhiệt đới. Rau càng cua có vòng đời 1 năm, vị chua nhẹ khi ăn sống và có nhiều giá trị về mặt dinh dưỡng.

Với hương vị thanh mát chua nhẹ, rau càng cua rất thích hợp ăn vào mùa hè trong năm và mang lại những tác dụng như sau:

Kháng khuẩn: Trong rau càng cua có 2 chất là patuloside A và axanthone glycoside. Đây là những chất kháng khuẩn hiệu quả, tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Giảm nồng độ axit uric: Chiết xuất từ rau càng cua có thể kìm hãm nồng độ axit uric trong máu lên đến 44% khi được thử nghiệm trên động vật. Từ đấy các nhà khoa học cho rằng, nhiều hợp chất trong cây rau càng cua có thể thay thế cho allopurinol, giúp điều chỉnh nồng độ axit uric trong máu.

Ngăn ngừa viêm khớp: Chiết xuất rau càng cua khi kết hợp cùng Ibuprofen giúp cải thiện đáng kể triệu chứng viêm khớp, đặc biệt là khớp gối. Ngoài ra dịch chiết xuất từ loại rau này cũng có khả năng chữa lành các chấn thương gãy xương nhanh hơn bình thường.Ngăn ngừa ung thư: Một nghiên cứu đã tách các chất từ lá càng cua cho thấy loại rau này ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư. Điều này cho thấy tiềm năng làm thuốc chữa ung thư của loại cây này.

Loại rau dại mọc đầy bờ ruộng ví như ‘lộc trời’, đặc sản giá rẻ mà ai cũng thích

Loại rau mọc đầy bờ ruộng này có lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe lại có hương vị chua chua, dịu mát rất dễ ăn.

Đây là loại rau dại phổ biến ở thôn quê và cũng là loại rau dại được nhiều người biết đến hơn cả: Rau sam.

Rau sam là loài thực vật thân cỏ, thuộc loại cây mọng nước với tỷ lệ nước là 93%.Thân cây có màu đỏ tía, bò sát đất, trơn nhẵn và chiều dài trung bình khoảng 20cm.

Empty

Loại rau mọc đầy bờ ruộng này có lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe lại có hương vị chua chua, dịu mát rất dễ ăn. 

Theo nghiên cứu, rau sam là một loại cây chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng hữu ích. Cụ thể, rau có chứa trên 44 hợp chất bao gồm flavonoid, alkaloid, terenoid, acid hữu cơ,vitamin, khoáng chất và các hợp chất khác..

Các loại vitamin và khoáng chất có trong loại rau này như vitamin PP, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin A, acid folic, choline, sắt, magie, natri, canxi, kali, oxalic… Flavonoid được xem là hợp chất chủ yếu và có nhiều tác dụng sinh học nhất của rau sam.

Trong y học cổ truyền, loại rau này là một “vị thuốc trường thọ” với công dụng chữa trị được nhiều bệnh. Đây cũng là một trong những vị thuốc quý được sử dụng nhiều nhất.

Theo đó, rau sam có tác dụng chống viêm, giảm đau. Trong rau sam giàu vitamin C, E, flavonoid, alkaloid, beta-carotene và glutathione giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa sự lão hóa.

Rau sam được biết như loài thực vật giàu chất dinh dưỡng, lượng omega 3 cao… Chính điều này đã giúp nuôi dưỡng da, tóc, móng và khớp.

Không chỉ vậy, hàm lượng canxi cao có trong rau sam giúp hỗ trợ xương chắc khỏe hơn. Ngoài ra, vitamin E và chất glutathione có trong rau sam còn giúp bảo vệ màng tế bào và tránh khỏi các tác nhân gây hại.

Loại rau này có tác dụng chống nhiễm trùng, hỗ trợ tim mạch và hệ tiêu hóa, giải nhiệt, thanh lọc cơ thể và hạ đường huyết.

Dưới đây là cách chế biến loại rau này ngon nhất. Đây là món ăn thanh mát cực kỳ phù hợp với mùa hè. Ăn loại rau này thường xuyên sẽ giúp chị em ngăn ngừa lão hóa, giúp xương chắc khỏe.

Rau sam xào tỏi

1. Đầu tiên, bạn nhặt sạch cặn bẩn rau sam, rửa lại bằng nước sạch rồi để sang một bên cho ráo nước.

2. Tiếp theo, sơ chế tỏi, rửa sạch rồi thái nhỏ.

3. Đổ một ít dầu ăn vào chảo, phi tỏi cho dậy mùi thơm rồi cho rau sam vào.

4. Xào nhanh rau rồi cho một ít muối và bột nêm vào, xào đến khi các nguyên liệu ngấm gia vị, sau khi rau chín tái thì cho ra đĩa.

Empty

Ngoài ra, rau sam có thể đem luộc, trộn nộm hay nấu canh đều ngon.

Cách bảo quản rau sam

Khi về các vùng quê, bạn lỡ hái nhiều hoặc mua được một lượng rau sam lớn, ăn không hết có thể bảo quản để ăn dần theo các bước dưới đây:

– Mang rau sam tươi rửa sạch dưới vòi nước nhiều lần, loại bỏ những phần hư, thối, rác bám trên rau.

– Chuẩn bị một chậu nước muối, cho rau sam vào ngâm khoảng 30 phút cho ra hết chất bẩn. Ngâm xong ta lại vớt ra để ráo nước.

– Chuẩn bị một chiếc nồi, cho một lượng nước thích hợp vào rồi bật lửa đun sôi.

– Sau khi nước sôi, ta cho 1 thìa muối vào, nhỏ vài giọt dầu ăn rồi cho rau sam vào và bắt đầu chần. Khoảng nửa phút, khi rau mềm thì vớt ra.

Nếu có nhiều rau sam thì ta có thể chần làm nhiều mẻ.

– Sau khi vớt rau sam ra, chúng ta cần cho vào nước sạch và trụng qua nước lạnh. Sau khi tráng qua nước lạnh, chia thành nhiều phần và để riêng cho khô, vo thành một quả bóng.

Tiếp theo, bạn lấy màng bọc thực phẩm và quấn chặt từng viên rau lại.

– Cuối cùng, chuẩn bị túi giữ tươi, cho toàn bộ rau sam vào túi, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản đông lạnh.

Khi ăn, chỉ cần lấy ra 1 viên rau nhỏ, phần còn lại tiếp tục đặt vào ngăn mát tủ lạnh. Với cách bảo quản này, bạn có rau sam ăn rất lâu mà khi lấy ra ăn vẫn giữ được hương vị tươi ngon.

Với cách này, khi muốn ăn rau sam, bạn chỉ cần lấy ra một viên nhỏ, và phần còn lại cho vào ngăn mát tủ lạnh, ít nhất là đến mùa đông, và nó vẫn có hương vị tươi ngon.

4 loại rau mọc dại ở khắp các vùng quê nhưng được ví là ‘rau trường thọ’

Những loại rau dân dã này có rất nhiều ở Việt Nam. Chúng có giá trị dinh dưỡng cao nhưng chưa được nhiều người chú ý tới.

Rau sam

Rau sam là loại rau dại mọc rất nhiều ở Việt Nam. Loại cây này dễ sống, hay mọc ở trong vườn, ven đường, bờ ruộng. Nó có thể phát triển ở cả nhưng nơi có đất khô cằn. Dù không cần chăm bón, cây rau sam vẫn xanh tốt, phát triển ầm ầm.

rau-truong-tho-01

Lá rau sam mọng nước, thân bò sát đất. Nó có vị thanh, hơi chua. Cây rau sam có thể dùng để xào, nấu.

Theo y học cổ truyền, rau sam có tác dụng trị bệnh, được xem là vị thuốc trường thọ vì những lợi ích của nó mang lại với sức khỏe.

Nó có chứa nhiều axit béo omega-3, có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch, tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, rau sam còn cung cấp nhiều vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C và các khoáng chất như magie, canxi, sắt, kali…

Lục bình

Lục bình là một loại bèo sinh trưởng ở các kênh rạch, ao hồ, phân bổ ở khắp các vùng miền tại Việt Nam. Người ta thường chỉ dùng lục bình làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Ngoài ra, thân lục bình cũng có thể dùng để làm đồ thủ công mỹ nghệ.

rau-truong-tho-02

Có thể nhiều người không biết rằng, thâm lục bình cũng được đem chế biến thành các món ăn.

Trong y học cổ truyền, hoa lục bình có tác dụng lợi niệu, sơ phong, giúp trị sưng tấy, giải độc, giảm viêm đau… Thân và lá lục bình cũng có công dụng với sức khỏe như giúp tiêu viêm, giải độc da, giảm sưng, trị ung nhọt…

Rau càng cua

Rau càng cua có nhiều tên gọi khác nhau nhưu rau tiêu, thích châm thảo, quý châm thảo, đơn kim. Loại rau này có giá trị dinh dưỡng cao. Nó có chứa các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. 100 gram rau càng cua có thể cung cấp 24 calo, 277mg kali; 224mg canxi; 62mg magiê; 5.2 mg vitamin C.

rau-truong-tho-03

Nghiên cứu sử dụng dịch chiết xuất từ rau càng cua trên chuột cho thấy loại rau này có thể hạ nồng độ axit uric đến 44% trong máu.

Rau càng cua có chứa chất prostaglandin tổng hợp, có tác dụng chống viêm, giảm đau. Ngoài ra, nó còn có tác dụng tương tự như aspinrin trong việc giúp hạ sốt.

Rau càng cua còn có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do gây hại cho cơ thể.

Nó còn chứa patuloside A và axanthone glycoside có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Rau tầm bóp

Rau tầm bóp thường mọc dại trong vườn nhà, tường rào hoặc ở các đồng ruột. Loại rau này mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó có khả năng ngăn ngừa bệnh tiểu đường, giúp chống lại các tế bào K.

rau-truong-tho-04

Trong y học cổ truyền, rau tầm bóp được coi là loại thuốc nam quý giá. Loại rau này có vị hơi đắng, tác dụng thanh nhiệt, thông đàm, lợi tiểu, giúp tán sỏi.

Trong một số nghiên cứu mới đây, người ta phát hiện ra rằng trong rau tầm bóp có chứa chất kháng viêm, tác dụng tiêu diệt vi khuẩn cực kỳ mạnh mẽ.

Loại rau dại được ví như ‘lộc trời’, giá chỉ vài nghìn mà xếp vào hàng đặc sản

Rau nhót tưởng như chỉ là một loại rau mọc dại nhưng nếu biết cách chế biến bạn sẽ có được những món ăn ngon và vô cùng hấp dẫn.

Rau nhót còn có tên gọi khác là rau muối, là loại rau quen thuộc với người dân Nghệ An. Loại rau này có thân và lá như cây hoa mười giờ nhưng lại có thể chế biến thành món ăn ngon.

Nếu như trước đây rau nhót chỉ là loại rau dại dùng để cứu đói thì nay đã được xếp vào hàng đặc sản. Với mỗi cân rau nhót, bà con có thể thu về 15.000 – 25.000 đồng nhưng muốn ăn cũng phải đặt trước.

 

Rau nhót không đòi hỏi phải chế biến cầu kỳ, chỉ cần luộc chín, thêm chút gia vị, rắc ít lạc rang giã dập lên trên là thành món thanh mát, giá rẻ, lớn bé ai cũng thích. Bên cạnh đó, rau nhót cũng có thể dùng để ăn kèm với bánh mướt, bún lá hoặc xem như một món lai rai trong những dịp gặp mặt, hội ngộ.

Hay làm nộm rau nhót thanh mát cũng rất lạ miệng. Bạn có thể tham khảo công thức làm nộm rau nhót dưới đây để cả nhà cùng thưởng thức.

Nguyên liệu

– Rau nhót: 1-2 mớ (tùy vào số lượng thành viên trong gia đình)

– Lạc rang giã dập: 1/2 bát nước chấm

– Đường

– Lá chanh

– Ớt tươi: 2-3 quả (nếu không ăn được cay thì giảm bớt)

– Giá: 100g

– Cà rốt: 1 củ

– Chanh tươi: 2 quả

– Mì chính

Cách làm nộm rau nhót

Sơ chế nguyên liệu

– Rau nhót mua về bạn rửa thật sạch rồi để cho ráo nước.

– Cà rốt gọt vỏ, bào thành sợi.

– Lá chanh rửa sạch thái chỉ.

– Giá rửa sạch, chần sơ qua nước nóng. Bạn lưu ý không chần giá quá chín vì như vậy sẽ làm giá mềm nhũn không ngon.

Luộc rau nhót

– Rau nhót sau khi rửa sạch bạn đem luộc chín rồi vớt ra ngâm ngay vào nước lạnh. Cách này giúp giữ cho rau được xanh và giòn ngon. Đến khi rau nguội, bạn dùng tay vắt rau nhót thật kỹ để loại bỏ bớt phần nước thừa.

Nộm rau nhót

– Tiếp đến bạn cho rau nhót đã vắt nước vào bát tô. Sau đó lần lượt cho vào đây giá đã chần sơ, lá chanh thái chỉ, cà rốt bào sợi, nước cốt chanh, đường, mì chính cùng với nước cốt chanh rồi trộn đều lên.

– Bạn dùng tay trộn sẽ giúp rau ngấm gia vị tốt hơn. Bạn lưu ý là cần thử rau nhót rồi mới nêm thêm muối vì bản thân rau nhót đã có vị hơi mặn. Nếu không thử qua rất dễ khiến món ăn trở nên quá mặn.

Hoàn thành

– Sau khi trộn xong bạn để khoảng 20 phút cho ngấm rồi gắp ra đĩa, rắc lạc rang lên trên. Món nộm giòn ngon, thanh mát khiến bạn khó có thể cưỡng lại. Rau nhót chín tới ăn rất giòn lại có màu xanh đẹp mắt. Lạc rang bùi béo, lá chanh thơm đặc trưng, cà rốt, giá đỗ giòn sần sật ăn cực cuốn.

Món ăn đạt yêu cầu phải có màu xanh đẹp mắt. Rau, giá và cà rốt vẫn giữ được độ giòn, mát. Gia vị nêm đậm đà có đủ vị chua – mặn – ngọt hòa quyện với nhau. Phần bùi béo của lạc rang sẽ trung hòa các vị cho món ăn trở nên xuất sắc hơn.

3 loại rau mọc dại nhưng tốt như nhân sâm ngàn năm: Đặc biệt loại thứ 3 phòng ngừa K hiệu quả

Những loại rau dưới đây bổ ngang nhân sâm tổ yến, đi chợ nhìn thấy đừng bỏ qua.

Rau sam

Nếu ai từng lớn lên ở làng quê Việt Nam Bắc Bộ thì chắc chắn không lạ gì với loái rau sam này. Bởi chúng thường mọc dại trong vườn nhà hoặc những bờ ruộng. Loại rau này dù mọc dại nhưng chúng là loại rau giàu dinh dưỡng mà rau sam còn có mặt trong nhiều bài thuốc Đông y chữa bệnh.

Bên cạnh đó, trong rau sam có hàm lượng vitamin E, vitamin C, alcaloid, flavonoid, glutathione và beta – carotene trong cây rau sam giúp ngăn ngừa các gốc tự do và chống lại quá trình lão hóa.

Đồng thời, hàm lượng omega-3 cao và các chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng tóc, da, móng và khớp. Chất nhầy trong rau sam có công dụng làm dịu đường tiêu hóa, từ đó giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý thường gặp về đường tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ cao giúp ngăn ngừa táo bón, các bệnh về đại tràng trực tràng vô cùng tốt.

Theo như  Y học cổ truyền thì cây rau sam tính hàn, vị chua không độc, quy vào kinh Phế, Tâm và Tỳ. Rau sam chứa kháng sinh tự nhiên, có khả năng tiêu thũng giải độc nên có công dụng điều trị chứng đầy bụng, trướng bụng, nóng trong rôm sảy cho con người rất hiệu quả.

Rau sam giải nhiệt mát gan

Rau sam giải nhiệt mát gan

Rau lang 

Món rau lang là món ăn quen thuộc với rất nhiều người đặc biệt với người mắc táo bón, hoặc bệnh trĩ thì món rau này càng không xa lạ.

Theo y học cổ truyề thì rau lang có tác dụng tích cực trong việc làm mát và thanh nhiệt cho cơ thể. Không những thế đây còn là thực phẩm giàu chất diệp lục có khả năng làm sạch máu và loại bỏ bớt độc tố ở trong cơ thể.

Đồng thời, trong thành phần của lá cây rau lang có đặc tính giảm đường huyết và đọt rau lang đỏ chứa chất gần giống với insulin nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Bên cạnh đó, hàm lượng Protein trong rau lang có khả năng chống lại sự oxy hóa. Loại protein này chứa khoảng 1/3 hoạt tính chống oxy hóa của glutathione – chất có vai trò lớn trong việc tạo ra chất chống oxy hóa bên trong cơ thể.

Rau lang tốt cho hệ tiêu hóa phòng ngừa nhiều bệnh

Rau lang tốt cho hệ tiêu hóa phòng ngừa nhiều bệnh

Rau càng cua

Tương tự như rau lang và rau sam, rau càng cua cũng là loại rau mọc dại nhiều ở các vùng quê. Rau càng cua dễ mọc, mọc tốt và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và các bài thuốc trị bệnh hiệu quả.

Chiết xuất rau càng cua khi kết hợp cùng Ibuprofen giúp cải thiện đáng kể triệu chứng viêm khớp, đặc biệt là khớp gối. Ngoài ra dịch chiết xuất từ loại rau này cũng có khả năng chữa lành các chấn thương gãy xương nhanh hơn bình thường.

Rau càng cua tốt cho sức khỏe

Rau càng cua tốt cho sức khỏe

Ngoài ra, theo như một nghiên cứu đã tách các chất từ lá càng cua cho thấy loại rau này ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư. Điều này cho thấy tiềm năng làm thuốc chữa ung thư của loại cây này.

Nên để rau trong nồi hay vớt ra ngay sau khi luộc? Câu trả lời khiến đầu bếp lâu năm ngỡ ngàng “bật ngửa”

Mặc dù rau luộc là món ăn quen thuộc và đơn giản nhưng không phải ai cũng trả lời được câu hỏi nên để rau trong nồi hay vớt ngay sau khi luộc.

Trong mâm cơm hàng ngày của người Việt thường có các món rau, thịt, cá, đậu… Đặc biệt, bạn sẽ không thể bỏ qua các món rau vì chứa nhiều chất xơ cũng như các vitamin cần thiết cho cơ thể.

Với nguyên liệu này, bạn có thể chế biến theo nhiều cách như xào, nấu canh, kho… nhưng đơn giản và dễ ăn nhất là luộc. Tuy thường xuyên ăn nhưng không phải ai cũng biết cách luộc rau đúng cách để rau lúc nào cũng giòn ngon, bổ dưỡng và giữ được màu tự nhiên.

Rau luộc là món ăn thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm người Việt.

Rau luộc là món ăn thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm người Việt.

Vậy luộc rau xong nên để nguyên trong nồi hay vớt ra ngay?

Theo những đầu bếp có kinh nghiệm và chuyên gia nấu ăn, rau xanh sau khi đã luộc chín cần vớt luôn ra đĩa hoặc bát phù hợp. Bạn không nên để rau quá lâu trong nước sôi vì có thể khiến rau bị già, chuyển sang màu vàng úa và mất đi hương vị, chất dinh dưỡng vốn có…

Trong trường hợp chưa ăn ngay, bạn chỉ cần đậy kín đĩa rau để tránh bị vi khuẩn, bụi bẩn… xâm nhập là được. Thông thường rau luộc không phải một món ăn cần dùng khi nóng hổi nên để nguội vẫn giữ được hương vị thơm ngon và dễ ăn.

Ngoài ra, khi luộc rau, bạn cần chờ cho nước sôi thì mới cho rau vào vì nếu luộc nước lạnh, rau xanh của bạn sẽ bị mất nhiều chất dinh dưỡng và kém ngon.

Bạn nên vớt rau ra ngay sau khi luộc để rau không bị vàng và mất chất dinh dưỡng.

Bạn nên vớt rau ra ngay sau khi luộc để rau không bị vàng và mất chất dinh dưỡng.

Cách luộc rau giòn ngon và giữ được màu tự nhiên

Để rau luộc lúc nào cũng giòn ngon, giữ màu tự nhiên, bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây:

Thêm chanh hoặc giấm khi luộc rau

Khi luộc một số loại rau củ như su hào, súp lơ, cà rốt… bạn có thể thêm một chút chanh hoặc giấm ăn khi luộc để thực phẩm giữ được màu tự nhiên. Khi luộc rau, chỉ cần thêm vào nồi nước luộc một vài giọt nước cốt chanh hoặc 1 thìa cà phê nhỏ giấm ăn là được.

Thêm muối khi luộc

Khi luộc rau, nhiều người có thói quen không nêm thêm gia vị để giữ được sự nguyên bản của thực phẩm. Thế nhưng trên thực tế, việc thêm một chút muối sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến hương vị món ăn. Không những vậy, hành động nhỏ này còn giúp nước rau đậm đà hơn và rau giữ được màu xanh tự nhiên sau khi luộc.

Vì thế, khi luộc rau, bạn có thể cho thêm một lượng muối phù hợp. Tỷ lệ lý tưởng được nhiều người có kinh nghiệm khuyên là 1 thìa nhỏ trên mỗi lít nước luộc rau.

Thêm một chút muối ăn giúp rau luộc giữ được màu xanh và có nước đậm đà hơn.

Thêm một chút muối ăn giúp rau luộc giữ được màu xanh và có nước đậm đà hơn.

Thêm dầu ăn khi luộc

Không phải ai cũng biết rằng, nếu thêm một chút dầu ăn vào nồi khi luộc sẽ giúp rau xanh, bóng và bắt mắt hơn. Sở dĩ như vậy là vì lớp dầu ăn này sẽ giúp rau xanh lâu và không bị đổi màu dù đã để một thời gian dài.

Tuy nhiên, cách làm này sẽ khiến cho nước luộc rau bị váng mỡ. Vì vậy, tuỳ vào nhu cầu và khẩu vị của gia đình, bạn có thể cân nhắc thêm dầu ăn khi luộc rau.

Cho rau đã luộc vào một bát nước đá

Nếu như nước nóng khiến rau luộc mất đi nhiều chất dinh dưỡng thì nước lạnh kèm đá sẽ giúp rau giữ được chất, giòn ngon và đẹp mắt. Tuy nhiên, sau khi luộc xong, bạn chỉ nên ngâm rau trong nước đá khoảng 5 phút rồi vớt ra đĩa và thưởng thức.

Chảo mất hết lớp chống dính đừng vội vứt đi, làm theo cách này, biến chảo cũ thành chảo mới

Đây là cách tuyệt vời và hay ho giúp bà nội trợ khôi phục chảo chống dính.

Cách phục hồi lớp chống dính

Một phương pháp đơn giản và tiết kiệm để phục hồi lớp chống dính trên chảo là sử dụng sữa tươi. Sữa chứa một loại protein gọi là Casein, khi được đun nóng, protein này sẽ kết hợp lại và tạo thành một lớp phủ bảo vệ trên bề mặt chảo, giúp phục hồi khả năng chống dính nhanh chóng.

Các bước thực hiện:

Đổ một lượng sữa vừa đủ để phủ kín đáy chảo (có thể dùng sữa tươi không đường hoặc có đường tùy theo sở thích). Bật bếp và đun sôi sữa trong khoảng 5 phút ở nhiệt độ vừa phải.

Một phương pháp đơn giản và tiết kiệm để phục hồi lớp chống dính trên chảo là sử dụng sữa tươi.

Một phương pháp đơn giản và tiết kiệm để phục hồi lớp chống dính trên chảo là sử dụng sữa tươi.

Lưu ý không để lửa quá lớn để tránh sữa bị tràn ra ngoài, gây mất vệ sinh. Sau khi sữa đã sôi, tắt bếp và đổ sữa ra ngoài. Dùng khăn vệ sinh chảo thật sạch để loại bỏ mùi sữa còn sót lại.

Để kiểm tra xem lớp chống dính đã được phục hồi chưa, bạn có thể chiên một quả trứng. Nếu trứng dễ dàng lật và không bị dính vào chảo, nghĩa là lớp chống dính đã được phục hồi và bạn có thể tiếp tục sử dụng chảo mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách phục hồi lớp chống dính khác:

Chuẩn bị:

1 củ khoai tây

1 ít muối ăn

Cách thực hiện:

Gọt vỏ củ khoai tây, rửa sạch và để ráo, sau đó cắt làm đôi. Rắc một chút muối lên mặt cắt của nửa củ khoai tây rồi chà nhẹ lên mặt chảo để làm sạch.

Dùng nửa củ khoai tây còn lại để chà vào đáy chảo hoặc các vị trí bị bong tróc lớp chống dính.Sau khi làm xong, rửa sạch chảo bằng nước và lau khô.

Đối với những chiếc chảo đã sử dụng lâu, lớp chống dính có thể bị mòn và thức ăn dễ bám vào, gây ra tình trạng gỉ sét.

Gọt vỏ củ khoai tây, rửa sạch và để ráo, sau đó cắt làm đôi.

Gọt vỏ củ khoai tây, rửa sạch và để ráo, sau đó cắt làm đôi.

Lúc này, khoai tây có thể giúp làm sạch lớp gỉ bên ngoài chảo vì trong khoai tây chứa nhiều axit giúp loại bỏ gỉ sét hiệu quả. Ngoài ra, khoai tây còn chứa riboflavin và folate, những chất có thể kết hợp với Teflon trên chảo, giúp phục hồi lớp chống dính tự nhiên.

Nghe điện thoại thấy dấu hiệu này, hãy dập máy ngay, cố nghe tài khoản ngân hàng ‘bay sạch’

Ngày càng xuất hiện nhiều chiêu trò lừa đảo qua điện thoại. Có không ít cuộc gọi mạo danh các cơ quan thẩm quyền hoặc nhà mạng để lừa người dùng cung cấp thông tin cá nhân, hoặc lừa đảo số tiền lớn. Nếu như bạn nhận được cuộc gọi có nội dung dưới đây thì hãy tắt ngay nhé.

Những cuộc điện thoại có dấu hiệu lừa đảo

Nghe điện thoại thấy dấu hiệu này, hãy dập máy ngay, cố nghe tài khoản ngân hàng 'bay sạch'

Nghe điện thoại thấy dấu hiệu này, hãy dập máy ngay, cố nghe tài khoản ngân hàng ‘bay sạch’

 

Ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi, người nghe khó dứt khỏi cuộc gọi. Các cuộc gọi có thể kể đến như:

  • Nhận cuộc gọi từ nhà mạng mất hàng chục triệu đồng trong tài khoản ngân hàng.
  • Nhận cuộc gọi từ bệnh viện mất cả trăm triệu đồng.
  • Nhận cuộc gọi làm cộng tác viên bán hàng online mất cả tỷ đồng.

Đáng nói, tất cả đều là các cuộc gọi lừa đảo.

Các chuyên gia khuyến cáo khi nhận được những cuộc gọi có nội dung dưới đây thì nên tắt máy để tránh bị đưa vào những bẫy lừa đảo lớn:

– Cuộc điện thoại mà ở đầu dây bên kia nói đúng họ và tên, ngày tháng năm sinh, số căn cước công dân, địa chỉ nhà ở của bạn. Chắc có lẽ sẽ là hơi bất ngờ một chút nhưng nếu đầu dây bên kia lại nói “Yêu cầu anh/chị hợp tác” là có vẻ… có vấn đề rồi!

– Cũng là cuộc gọi lạ nhưng là để nâng cấp sim. Nếu bạn nhận được tin nhắn thông báo sim điện thoại của mình sẽ bị khóa sau 2h nữa nếu không nâng cấp lên sim 4G hoặc 5G. Tiếp đó, một đối tượng gọi điện, tự xưng là nhân viên nhà mạng, đọc chính xác nhiều thông tin cá nhân của bạn, rồi yêu cầu bạn nhắn tin theo hướng dẫn để nâng cấp sim điện thoại. Tuyệt đối không nghe theo.

– Cũng là những cuộc gọi lạ, nhưng với những lời mời chào hấp dẫn về hoa hồng lên đến hàng chục phần trăm nếu ứng tiền ra trước. Có những người sau khi hưởng số tiền nhỏ tin tưởng và ứng số tiền lớn đó là khi khi kẻ lừa đảo lộ mặt.

Lưu ý khi nhận được những cuộc gọi lừa đảo

Nghe điện thoại thấy dấu hiệu này, hãy dập máy ngay, cố nghe tài khoản ngân hàng 'bay sạch'

Nghe điện thoại thấy dấu hiệu này, hãy dập máy ngay, cố nghe tài khoản ngân hàng ‘bay sạch’

Trả lời báo chí, đại diện Cục Viễn thông đưa ra lời khuyên khi nhận được cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần bình tĩnh, thực hiện phản ánh tới đầu số 156 thông qua hai cách: Gửi tin nhắn hoặc gọi điện thoại tới đầu số 156 như sau:

Cách thứ nhất, khách hàng gửi tin nhắn (miễn phí) tới đầu số 156, đối với tin nhắn rác, soạn tin theo cú pháp: S (số điện thoại – nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656).

Đối với cuộc gọi có dấu hiệu gọi rác, khách hàng soạn tin theo cú pháp: V (số điện thoại – nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656).

Đối với cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, khách hàng soạn tin theo cú pháp: LD (số điện thoại – nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656).

Cách thứ hai, khách hàng gọi tới đầu số 156 (miễn phí) để cung cấp thông tin (về số điện thoại vừa thực hiện cuộc gọi có dấu hiệu thực hiện cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo; trích dẫn một số nội dung có liên quan…). Nội dung phản ánh theo hướng dẫn của bộ phận chăm sóc khách hàng của các nhà mạng.

Từ đó, sẽ yêu cầu xác thực lại thông tin thuê bao, xử lý vi phạm nếu thông tin thuê bao không đúng quy định theo Điểm e, Khoản 7 Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP (tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều, tiếp theo tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều nếu không thực hiện và tiếp theo là thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông).

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) khuyến cáo người dân cần cảnh giác, đề phòng các cuộc gọi từ số lạ, “dọa” khóa thuê bao.

Khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần lưu lại bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) và phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý. Bên cạnh đó, người dân cần cung cấp bằng chứng tới cơ quan công an gần nhất để đề nghị xử lý vi phạm theo pháp luật.

Cơ quan công an khuyến cáo người dân tuyệt đối không làm theo bất kỳ yêu cầu nào của các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo như đã nói ở trên.

Nếu bạn nhận phải bất cứ cuộc điện thoại nào có dấu hiệu lừa đảo như đã nêu trên hãy ngay lập tức tắt máy. Tuyệt đối không làm theo bất cứ yêu cầu nào của các tin nhắn, hay cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo nhé.

Cắm hoa cho thêm thứ này vào lọ, hoa để cả tuần vẫn tươi rói

Đầu năm đầu tháng, trong nhà có một bình hoa không được tươi như vậy là một điều không hay. Dưới đây là nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền mà bạn có thể cho thêm vào nước cắm hoa, đảm bảo hoa cắm đến hết Tết mà vẫn còn đầy sức sống.

1. Thuốc tẩy

Cắm hoa cho thêm thứ này vào lọ, hoa để cả tuần vẫn tươi rói

Cắm hoa cho thêm thứ này vào lọ, hoa để cả tuần vẫn tươi rói

 

Cho một chút thuốc tẩy vào trong nước cắm hoa là cách giữ hoa tươi lâu đơn giản và hiệu quả nhất. Bạn nên hòa 1/4 muỗng cà phê thuốc tẩy với 1 lít nước để cắm hoa.

Chất diệt khuẩn trong thuốc tẩy đã được pha cực loãng, đủ để giúp tiêu diệt vi khuẩn làm thối cành hoa. Thuốc tẩy đồng thời giúp sát trùng nước trong bình cắm, ngăn hiện tượng đóng cắn, đóng nhầy gây đục nước bình.

Lưu ý trong nhà có nhiều trẻ con thì bạn cần cẩn trọng khi dùng cách này nhé!

2. Giấm và đường

Hoà tan 3 muỗng đường, 2 muỗng giấm vào 1 lít nước dùng cắm hoa. Chất axit trong giấm giúp khử mùi, diệt khuẩn trong bình cắm, đồng thời đường sẽ là thức ăn cung cấp dinh dưỡng, làm giúp hoa đẹp và tươi lâu hơn.

3. Nước súc miệng

Pha 1 nắp nước súc miệng vào 1 lít nước cắm hoa. Nước súc miệng có tác dụng diệt khuẩn, giữ cho hoa lâu héo, và chất làm ngọt trong đó trở thành nguồn dinh dưỡng nuôi hoa.

4. Thuốc Aspirin

Mẹo giữ hoa tươi lâu thứ 3 đó chính là pha một viên thuốc aspirin đã nghiền nát vào trong nước cắm hoa. Thuốc Aspirin cũng làm tăng nồng độ acid trong nước giúp diệt vi khuẩn, đồng thời cũng cung cấp dưỡng chất để cành hoa sống lâu hơn.

5. Sử dụng thuốc B1

Nghiền nát một viên thuốc B1 sau đó hòa vào nước cắm hoa cũng sẽ giúp cho hoa tươi lâu hơn thông thường. Thuốc B1 giúp các cành hoa thút nước nhanh và nhiều hơn.

Cắm hoa cho thêm thứ này vào lọ, hoa để cả tuần vẫn tươi rói

Cắm hoa cho thêm thứ này vào lọ, hoa để cả tuần vẫn tươi rói

6. Nước cốt chanh

Nước cốt chanh làm tăng nồng độ acid trong nước cắm hoa, giúp loại bỏ vi khuẩn trong nước cắm hoa để hoa tươi lâu hơn. Nếu hết chanh, bạn có thể dùng dấm táo hoặc dấm ăn cũng mang lại hiệu quả tương tự.

7. Đồng xu

Thả 1 đồng xu vào bình cắm hoa cũng là cách đơn giản để giữ cho hoa tươi lâu hơn và bền hơn. Điều này là bởi, các ion sắt của đồng xu khi tiếp xúc với nước sẽ tạo ra một chất kháng khuẩn tự nhiên giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại.

Ngoài những mẹo nói trên bạn cũng cần lưu ý những điều sau:

– Vệ sinh bình cắm hoa cũng là cách giúp giữ cho hoa tươi lâu hơn. Dùng nước rửa chén rửa thật sạch bình hoa để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn trong bình hoa. Đây là 2 yếu tố chính khiến cho hoa nhanh bị héo. Bạn cũng cần chú ý tráng thật sạch để bình không còn nhớt xà bông trước khi cắm hoa.

– Khi cắm hoa vào bình, phải tỉa hết phần lá nằm dưới thấp nếu không khi cắm bị ngập nước, sẽ dễ làm thối nước trong bình.

– Bạn nên đặt bình hoa ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng. Không nên để bình hoa ở nơi có ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, nơi nhiều gió hoặc gần tivi, quạt hay điều hòa cũng sẽ giúp cho hoa tươi lâu hơn. Ngoài ra, nếu có thể thì bạn cũng nên mang bình hoa ra phơi sương vào buổi tối để tăng thêm sức sống cho hoa.

– Nếu có bông hoa trong bình bị héo, bạn phải lấy bông hoa này ra, vì chúng có thể ảnh hưởng đến các hoa xung quanh.

– Trưng hoa cách xa TV, thiết bị điện, các vật nóng hay lạnh…

– Tránh để hoa dưới ánh sáng trực tiếp của mặt trời, nơi nhiều gió hay có hơi nước nóng, lạnh.

– Cứ khoảng 3 ngày bạn nên thay nước mới sạch sẽ, hoa mới giữ được độ tươi lâu hơn.

Loại rau “bổ hơn thịt, rẻ hơn thuốc”, mọc dại đầy vườn, nhiều người không biết đem nhổ bỏ

 

Đây là một loại rau gia vị, thường được sử dụng trong chế biến một số món ăn. Bên cạnh đó cây rau hẹ còn được biết đến là một vị thuốc Đông y để chữa bệnh.

1. Rau Diếp Cá (Houttuynia cordata)

Rau diếp cá

Rau diếp cá

 

Đặc điểm: Rau diếp cá có lá xanh hình trái tim và thân cây nhỏ, thường mọc hoang ở các vùng ẩm ướt hoặc bãi đất trống. Rau diếp cá có hương vị hơi chua và cay.

Lợi ích sức khỏe:

  • Kháng Khuẩn và Kháng Viêm: Rau diếp cá chứa các hợp chất có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm, giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng và làm dịu các triệu chứng viêm.
  • Hỗ Trợ Tiêu Hóa: Giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng đầy bụng và khó tiêu.
  • Cải Thiện Sức Khỏe Tim Mạch: Chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim.

Cách sử dụng: Có thể ăn sống trong các món salad, hoặc dùng làm gia vị cho các món ăn.

2. Rau Cần (Oenanthe javanica)

Đặc điểm: Rau cần có thân và lá giống như rau cần tây nhưng thường mọc hoang ở những vùng đất ẩm và nhiều nước.

Lợi ích sức khỏe:

  • Giải Nhiệt và Thanh Lọc: Rau cần giúp thanh lọc cơ thể và làm mát gan, có tác dụng giải nhiệt rất tốt.
  • Cung Cấp Vitamin và Khoáng Chất: Giàu vitamin A, C, K và các khoáng chất như canxi, sắt.
  • Hỗ Trợ Tiêu Hóa: Chất xơ trong rau cần giúp cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

Cách sử dụng: Thích hợp để nấu canh, xào hoặc làm món salad.

3. Rau Sam (Chenopodium album)

Đặc điểm: Rau sam có lá nhỏ, hình elip và thường mọc hoang ở các khu vực đất cát, bãi đất trống. Rau sam có vị hơi chua và có thể có màu xanh hoặc đỏ.

Lợi ích sức khỏe:

  • Cung Cấp Dinh Dưỡng: Rau sam chứa nhiều vitamin A, C, và các khoáng chất như sắt và canxi.
  • Chống Oxy Hóa: Giàu các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do và cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Hỗ Trợ Tiêu Hóa: Chất xơ trong rau sam giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và hỗ trợ sức khỏe đường ruột.

Cách sử dụng: Có thể chế biến rau sam trong các món xào, canh, hoặc làm salad.

Rau sam

Rau sam

4. Rau Bồ Công Anh (Taraxacum officinale)

Đặc điểm: Rau bồ công anh có lá dài, nhọn và thường mọc hoang ở các khu vực cỏ dại và đất trống. Cây này nổi tiếng với hoa vàng rực rỡ.

Lợi ích sức khỏe:

  • Thanh Lọc Gan: Rau bồ công anh giúp làm sạch gan và hỗ trợ chức năng gan.
  • Cải Thiện Tiêu Hóa: Giúp giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
  • Tăng Cường Hệ Miễn Dịch: Chứa nhiều vitamin A, C và các khoáng chất giúp nâng cao hệ miễn dịch.

Cách sử dụng: Có thể dùng để làm salad, nấu canh hoặc pha trà bồ công anh.

5. Rau Đay (Corchorus olitorius)

Đặc điểm: Rau đay là loại rau dại có lá dài, màu xanh và thường mọc ở những khu vực đất ẩm. Rau đay có đặc điểm là lá nhẵn và mềm, thường được tìm thấy ở nhiều nơi trong vườn.

Lợi ích sức khỏe:

  • Tốt Cho Tim Mạch: Rau đay chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin, giúp bảo vệ tim mạch.
  • Hỗ Trợ Tiêu Hóa: Hàm lượng chất xơ cao giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và phòng ngừa táo bón.
  • Cung Cấp Dinh Dưỡng: Chứa nhiều vitamin A, C, và khoáng chất thiết yếu như sắt và canxi.

Cách sử dụng: Thường được dùng trong món canh, xào hoặc nấu cùng với các nguyên liệu khác.

Những loại rau dại này không chỉ dễ trồng và dễ sống mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, giúp bạn nâng cao sức khỏe và tiết kiệm chi phí thực phẩm. Hãy thử thêm vào thực đơn của gia đình bạn để tận hưởng những lợi ích tuyệt vời mà chúng mang lại!