Home Blog Page 146

Thời tiết mùa đông khô lạnh, bật điều hòa sao cho tốt? Rất nhiều người không biết

Bật điều hòa mùa đông là nhu cầu thiết yếu của thời hiện đại nhưng nhiều người lại không biết dùng cho đúng cách.

Điều hòa hai chiều là nhu cầu của thời hiện đại. Thế nên mùa hè bật chiều lạnh mùa đông thì bật chiều nóng. Nhiều người đã biết mùa hè nên để nhiệt độ 26-28 độ nhưng mùa đông thì sao.

Nhưng nhiều người cho rằng bật nhiệt độ cao thì nhanh ấm phòng nhưng làm sao để đảm bảo an toàn sức khỏe, nhanh ấm và tốt thì không phải ai cũng biết không phải bật càng cao càng tốt.

Những ngày mùa đông mưa lạnh, khi thời tiết hạ nhiệt sâu, việc có điều hòa chiều ấm là rất cần thiết. Nhiệt độ thích hợp của điều hòa mùa đông thường là khoảng 20°C, đây là mức nhiệt tối ưu. Khi đi ngủ, bạn có thể tăng lên khoảng 24 – 25 độ C, thậm chí là 26 độ nếu gia đình có người cao tuổi và trẻ nhỏ vì vào ban đêm, nhiệt độ ngoài trời thường sẽ giảm xuống và trở nên lạnh hơn. Tuy nhiên không nên bật điều hòa mùa đông quá cao vì điều nay gây ra chênh lệch nhiệt trong phòng và ngoài trời.

Nên chú ý bật điều hòa thích hợp

Nên chú ý bật điều hòa thích hợp

Không phải bật điều hòa càng cao thì sưởi ấm ngày đông càng tốt. Trên thực tế, với nhiệt độ trong nhà, mức nhiệt này là quá nóng, đem lại cảm giác không thoải mái và làm cho da, mắt, miệng của con người cũng sẽ bị khô.

Hơn nữa khi dùng điều hòa chiều ấm để nhiệt độ cao có thể làm quá tải điện nên hỏng hóc thiết bị nhanh hơn, và tốn điện năng. Bạn có biết, khi điều hòa đang bật chế độ ấm, cứ giảm 2 độ C, bạn có thể tiết kiệm hơn 10% điện năng. Vì vậy, dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, khuyến nghị cài đặt nhiệt độ điều hòa vào mùa đông nên ở khoảng 20°C là phù hợp nhất. Tất nhiên bạn nên thay đổi mức nhiệt dựa theo nhiệt độ thực tế.

Trong trường hợp thời tiết quá lạnh, xuống dưới 10 độ C, người dùng tốt hơn hết nên sử dụng chế độ sưởi của điều hòa kết hợp với các thiết bị sưởi khác trong nhà như máy sưởi chuyên dụng, quạt sưởi và các biện pháp làm ấm trong nhà khác.

Ngoài ra khi dùng điều hòa nên chú ý một số điều sau để đảm bảo tốt hơn cho sức khỏe cũng như thiết bị:

Chú ý hướng gió thoát ra:  Nên quay hướng gió sao cho không thẳng vào mũi mặt. Nên chỉnh hướng gió chếch lệch đi hạ xuống dưới chẳng hạn hoặc chéo lệch với giường. Điều này giúp chống khô da và tránh tình trạng khô niêm mạc hô hấp. Khi niêm mạc bị khô dễ bị ho, viêm mũi, ngạt mũi, cảm cúm…

Đừng tham lam bật nhiệt độ quá cao

Đừng tham lam bật nhiệt độ quá cao

Chú ý đến độ ẩm trong nhà: Mùa đông thời tiết hanh khô, nên dùng điều hòa càng hanh khô.  Bạn hãy dùng máy tạo độ ẩm, để cân bằng độ ẩm không khí sẽ tránh tình trạng khô da, khô niêm mạc. Khi dùng máy tạo độ ẩm, tốt nhất bạn nên sử dụng nước tinh khiết, vì nước máy khi được nguyên tử hóa sẽ tạo ra một số chất nhất định, khi phun sương vào không khí sẽ gây ô nhiễm và không có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, sử dụng nước tinh khiết cho máy tạo độ ẩm là tốt nhất.

Mở cửa sổ thường xuyên để thông gió: Khi sử dụng điều hòa, để tăng nhiệt độ trong nhà nhanh hơn, mọi người sẽ đóng cửa ra vào và cửa sổ, cũng nên chú ý diện tích phòng hẹp sẽ làm ấm nhanh hơn. Tuy nhiên, khi không sử dụng điều hòa, bạn hãy nhớ mở cửa ra vào và cửa sổ để lưu thông không khí trong nhà. Lưu ý thông gió trong phòng nhằm giúp cho không khí lưu thông, giảm lượng khí CO2 và vi khuẩn.

Vệ sinh lưới lọc thường xuyên: Gió tạo ra bên trong máy điều hòa sẽ bị thổi ra ngoài qua bộ lọc. Nếu bộ lọc của máy điều hòa không được vệ sinh thường xuyên, bụi tích tụ và các chất khác sẽ bị thổi bay theo gió và phát tán vào không khí, gây ô nhiễm môi trường trong nhà.

Mẹo giúp nhà bạn ấm hơn vào mùa đông

Muốn căn nhà ấm hơn khi thời tiết lạnh giá thì nên áp dụng một số mẹo sau

Nên khép cửa để hạn chế gió lùa và hơi lạnh từ ngoài thổi vào, đặc biệt là khi trời tối thì nên hạn chế cửa, Nên tranh thủ lúc trời nắng ráo mở cửa để lưu thông không khí còn ưu tiên khép cửa vào buổi tối.

Trải thêm thảm trên sàn đê bớt lạnh chân.

Dùng ánh sáng đèn vàng trông ngôi hnaf ấm áp hơn

Trang trí ngôi nhà thêm một số màu rực rỡ như vài cái gối ôm màu đỏ, bình hoa đỏ… để tạo cảm giác ấm áp hơn.

Rán bánh chưng ngon không ngấy cứ cho thêm thứ này đảm bảo giòn ngon không sợ béo phì

Bánh chưng rán là món ăn ngon đặc biệt mùa đông nhưng nhiều người lại sợ bị béo vì bánh chưng rán.

Rán bánh chưng để giòn nhiều người thường ép mỏng rồi thêm dầu mỡ nên càng sợ chúng nhiều năng lượng.

Món bánh chưng rán ăn vào mùa đông thường hấp dẫn vì chúng không gây cảm giác lạnh răng. Hơn nữa bánh chưng sau khi rán lên ăn giòn khác ăn bánh chưng luộc. Thế nhưng cho bánh chưng trong dầu mỡ thì hay gây ngấy vì chúng vốn dĩ đã nhiều mỡ và cao năng lượng nay rán lại hút thêm dầu mỡ thì càng béo. Bánh chưng đã rất nhiều calo, lại rán cùng dầu mỡ sẽ khiến cho chúng càng làm món ăn tăng béo ngậy nên nhiều người sợ béo phì sẽ lo lắng. Những người nội trợ thông minh gần đây đã nghĩ ra cách rán bánh chưng kiểu mới, vỏ bánh vẫn giòn vàng mà không dùng dầu mỡ.

Bánh chưng rán là món ăn nhiều người thích

Bánh chưng rán là món ăn nhiều người thích

Chuẩn bị nguyên liệu rán bánh chưng:

Bánh chưng tùy theo số lượng thành viên gia đình. Tỷ lệ rán bánh chưng với nước lọc thì khoảng 1 chiếc bánh chưng 400g với khoảng 200ml nước lọc.

Dưa hành 1 ít(ăn kèm) tăng khẩu vị, rau sống ăn kèm chống ngấy ngán và chống béo phì

Tương ớt 1 ít(ăn kèm)

Cách chiên bánh chưng bằng nước lọc:

Bước 1 nghiền bánh:

Bánh chưng sau khi bóc bỏ lá dong thì cho vào đĩa rồi đặt trong lò vi sóng, điều chỉnh mức nhiệt 2 phút cho bánh mềm để dễ nghiền, nếu bánh chưng mới mua không cần quay lò vi sóng. Nghiền cho bánh chưng mềm nhuyễn để dễ dàng chiên hơn. Việc làm nóng bánh chưng sẽ giúp bạn dễ dàng nghiền bánh chưng hơn trong trường hợp bánh chưng đã bị cứng.

Bước 2 Cho nước vào bánh:

Sau khi nghiền bánh chưng thì bạn cho bánh chưng lên chảo chống dính, sau đó cho khoảng 300ml nước lọc vào đều khắp mặt.

Bước 3 Chiên bánh:

Bạn đun bếp ở lửa to khoảng 5 – 7 phút cho tới khi nước trong chảo cạn hết. Khi nước cạn thì bạn giảm nhiệt để tránh chúng bị cháy. Bạn có thể lật mặt bánh lại để cho chúng giòn đều hai mặt. Để kiên trì thì có thể đun lửa vừa cho mặt bánh không cháy mà giòn hơn. Khi bạn đun lửa vừa thì nhiêt sẽ hút nước trong bánh khiến tinh bột giòn dần mà không bị cháy. Còn nếu bạn đun lửa to vội vàng thì lớp ngoài dễ bị cháy đen trước khi giòn rụm.

Thành phẩm:

Vậy là món bánh chưng chiên bằng nước đã hoàn thành mà không cần sử dụng đến dầu ăn.

Bánh chưng chiên bằng nước lọc sẽ giúp cho món bánh chiên rán vẫn vàng giòn mà không ngấy ngán như cho vào chảo dầu mỡ. Thành phẩm lớp vỏ ngoài vàng, thơm đặc trưng của mùi bánh chưng cháy xém. Đặc biệt cách chiên này giúp cho món bánh chưng rán không bị tăng calo nhiều so với bánh chưng luộc.

Thêm món ăn kèm bánh chưng rán

Món ăn kèm gồm tương ớt, dưa hành, rau sống, dưa chuột… vừa chống ngấy lại giúp bạn giảm việc hấp thụ tinh bột và tăng đường huyết. Bạn hãy ăn dưa chuột, rau sống dưa hành dưa chua trước khi ăn bánh chưng sẽ giúp ngăn ngừa tích lũy mỡ và tăng đường huyết nhanh. Bạn cũng nên chuẩn bị thêm cốc nước chanh tươi sẽ giúp bạn giảm ngấy ngán khi ăn bánh chưng lại giúp giảm béo.

Mẹo tiết kiệm nửa tiền gas hàng tháng không áp dụng thì quá phí

Những cách này không chỉ tiết kiệm gas mà còn giúp không gian sống sạch hơn.

Nấu bếp gas vẫn là phương án phổ biến hiện nay. Nhưng bếp gas dùng không đúng không hề sạch sẽ và an toàn. Khí gas thoát ra ngoài vừa tốn tiền vừa làm ô nhiễm không gian sống nhất là trong nhà khép kín. Bởi thế cần chú ý mẹo sau khi nấu bếp gas:

Dùng nồi chào có đáy phù hợp với bếp 

Đừng dùng nồi gang nấu bếp gas nếu bạn không muốn tốn gas. Nồi gang đáy quá dày nên không thích hợp nấu bếp gas. Đừng dùng nối chảo quá to so với miệng bếp cũng đừng quá nhỏ so với bếp. Nồi quá to thì lâu sôi nên nấu lâu thức ăn không ngon lại tốn gas, nồi nhỏ thì thất thoát nhiệt nhiều. Bởi thế hãy chọn nồi phù hợp với bếp nhà mình.

Dùng nồi phù hợp và chỉnh lửa phù hợp là cách tiết kiệm gas tốt

Dùng nồi phù hợp và chỉnh lửa phù hợp là cách tiết kiệm gas tốt

Điều chỉnh ngọn lửa vừa phải với nôi

Ngoài việc chọn nồi phù hợp kích thước thì khi nấu bạn nên vặn chỉnh vòng lửa sao cho vừa khít đáy nồi tránh để lửa thoát ra ngoài. Ngọn lửa quá to lan cả ra ngoài đáy nồi sẽ khiến tốn nhiệt năng mà lại còn khiến bạn có thể có nguy cơ bị bỏng cao hơn. Điều chỉnh núm gas sao cho lửa nằm vừa đúng đáy nồi thì nồi nhanh sôi nhất, còn nếu lửa to thì chúng chỉ tỏa nhiệt ra bên ngoài thôi.

Khi nấu hãy chuyên tâm

Việc không chuyên tâm, vừa nấu ăn vừa điện thoại hay xem tivi, làm việc khác có thể gây tràn thức ăn, nấu lâu xong… nên thức ăn vừa không ngon lại còn bị hỏng bếp bẩn bếp, tốn gas.

Do đó khi nấu ăn nên tập trung để nấu nhanh xong, và thức ăn được ngon.

Thường xuyên vệ sinh bếp gas

Vệ sinh bếp gas giúp chúng sạch để việc nấu nướng thoải mái hơn. Bếp gas bị bẩn thì bếp sẽ nấu chập chờn, ngọn lửa đỏ gây tốn gas, thoát khí gas vào nhà. Hơn nữa việc này khiến bếp nhanh hỏng, vì lỗ khí dễ bị bít khiến gas không ổn định, ngọn lửa sẽ mạnh hơn giúp bạn nấu ăn tiết kiệm gas.

Vệ sinh bếp gas giúp làm sạch và tiết kiệm

Vệ sinh bếp gas giúp làm sạch và tiết kiệm

Khóa bình gas sau khi nấu ăn

Sau khi nấu xong, bạn hãy vặn khóa bình gas rồi sau đó mới tắt bếp. Khó bình gas để chặn thoát gas ra ngoài. Tắt bếp sau khi khóa bình để lượng gas đã nằm đường ống được đốt cháy hết, tránh thoát khí gas ra ngoài nhà. Việc khóa bình gas còn giúp hạn chế được lượng gas bị thất thoát ra bên ngoài, một phần đảm bảo được an toàn cho người sử dụng, tránh được tình trạng rò rỉ gas, gây cháy nổ… Đặc biệt khí gas rất hại sức khỏe, bạn hít ít nhưng hít từng ngày đều là ô nhiễm gây hại, đặc biệt với trẻ nhỏ.

Chuẩn bị sơ chế khoa học để nấu ăn tiết kiệm

Không nên bật tắt bếp thường xuyên hoặc nấu quá lâu, đang nấu lại thiếu nguyên liệu, gia vị… Điều đó khiến tốn thời gian nấu và tốn gas lại không ngon. Nên hãy chuẩn bị sẵn mọi thứ nguyên liệu gia vị, sơ chế sẵn đặt quanh bếp để nấu cho nhanh.

Dùng vòng chắn lửa bảo vệ nhiệt

Một cách để giữ lửa tiết kiệm nhiệt năng khi nấu bếp gas là dùng vòng chắn lửa đặt trên bếp. Điều này cũng ngăn tình trạng lửa bén ra ngoài gây bỏng. Đặc biệt khi vị trí bếp có nhiều gió tạt thì vòng này càng có công dụng hữu ích giúp bạn bảo vệ an toàn lại tiết kiệm gas.

Nên tính toán nước nấu cho phù hợp

Khi nấu ăn nhiều người sơ ý nên cứ thường xuyên nên thêm nước trong quá trình đang nấu. Điều đó khiến cho món ăn vừa không ngon lại vừa khiến bạn tốn thêm năng lượng nấu ăn. Do đó khi nấu ăn cần tính toán sao cho hợp lý tránh hiện tượng này nhé.

Tránh gió lùa gió tạt khi nấu

Gió lùa gió tạt khiến lửa thoát ra ngoài nên nấu ăn cũng lâu hơn. Bởi thế nên dùng rèm che cửa sổ hoặc khép cửa để tránh gió tạt lùa vào bếp.

Mẹo ngâm chanh đào mật ong không bị lên men, càng để càng ngon, bổ

Việc ngâm chanh đào mật ong đúng cách sẽ giúp thành phẩm để được lâu.

Chọn chanh đào

Để ngâm chanh đào mật ong, bạn cần chọn chanh đúng mùa thu hoạch (thường là từ tháng 9 đến tháng 11). Lúc này, chanh mọng, nước, mỏng vỏ, ruột chanh có màu vàng hồng đẹp mắt, có hương thơm đặc trưng.

Rửa chanh đào bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn. Ngâm chanh trong nước muối 30 phút rồi vớt ra. Rửa lại chanh bằng nước sạch và để ráo. Chanh cần được để ráo nước hoàn toàn trước khi ngâm để tránh thối hỏng.

Khi ngâm chanh đào mật ong, bạn cần chú ý một số điểm để chanh bảo quản được lâu, không bị lên men.

Khi ngâm chanh đào mật ong, bạn cần chú ý một số điểm để chanh bảo quản được lâu, không bị lên men.

Tỉ lệ chanh, đường, mật ong

Bạn cần tỉ lệ các nguyên liệu chanh, đường, mật ong theo tỉ lệ 1 : 1 : 1. Ví dụ, nếu dùng 1 kg chanh đào thì cần 1kg đường phèn, 1 lít mật ong nguyên chất. Ngoài ra, bạn cần thêm một chút muối hạt.

Lọ đựng nên dùng lọ thuỷ tinh. Lọ cần được trụng nước sôi, để ráo để tiệt trùng trước khi sử dụng.

Ngâm chanh đào mật ong

Chanh thái lát mỏng khoảng 0,3-0,5cm. Nên bỏ hạt chanh để tránh bị đắng.

Cho một lớp đường phèn dưới đáy lọ rồi xếp một lớp chanh lên trên. Cứ một lớp chanh lại rải một lớp đường cho đến hết nguyên liệu. Cuối cùng đổ mật ong vào lọ cho ngập hết chanh. Chanh ngập trong mật ong để chanh được bảo quản tốt hơn, không ibj lên men gây hỏng. Sử dụng một chiếc đĩa nhỏ chèn lên trên để chanh ngập trong mật ong, tránh tình trạng chanh nổi lên và bị mốc.

Đậy kín nắp lọ, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Thời gian lý tưởng để bắt đầu sử dụng chanh đào ngâm mật ong là 3 tháng kể từ thời điểm ngâm. Tuy nhiên, sau khi ngâm khoảng 1 tháng là bạn có thể sử dụng.

Định kỳ nên mở lọ chanh đào mật ong ra để kiểm tra để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường như nổi bọt, lên men, có mùi lạ.

Khi lấy chanh đào mật ong, bạn nên dùng thìa sạch, không dính nước.

Dùng thứ này lau gương nhà tắm, bề mặt sáng bóng như mới

Để lau gương, đặc biệt là gương nhà tắm, bạn có thể sử dụng những nguyên liệu có sẵn trong nhà.

Các loại gương, đặc biệt là gương nhà tắm rất dễ bị bám bẩn, làm mất đi độ sáng bóng. Khi lau gương, đôi khi bạn sẽ gặp tình trạng trên gương vẫn còn các vệt bẩn rất khó làm sạch.

Đầu tiên, để không bị để lại vệt bẩn trên gương, bạn cần chọn loại khăn lau mềm, sợi vải nhỏ, không để lại bụi vải. Khi lau gương, cần vắt kiệt nước rồi mới lau. Nếu dùng khăn ướt, gương sẽ có vết loang lổ và mờ hơn cả khi chưa lau.

Để làm sạch gương, bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu có sẵn trong nhà.

– Dùng nước ấm

Cách làm sạch gương đơn giản nhất là sử dụng nước ấm. Nước ấm giúp làm sạch bề mặt gương tốt hơn nước lạnh thông thường.

– Dùng giấm ăn

Giấm ăn có chứa axit, có tác dụng loại bỏ các vết bẩn trên gương hiệu quả. Bạn có thể lấy giấm ăn hoà vào nước ấm rồi dùng nước này để lau gương.

Bạn có thể tận dụng những nguyên liệu có sẵn trong nhà để làm sạch gương.

Bạn có thể tận dụng những nguyên liệu có sẵn trong nhà để làm sạch gương.

– Sử dụng baking soda

Baking soda có nhiều công dụng khác nhau trong cuộc sống như làm bánh, nấu ăn, vệ sinh, khử mùi… Bạn có thể sử dụng nguyên liệu này để làm sạch gương trong nhà. Hãy trộn baking soda với giấm theo tỉ lệ 3:1 rồi thoa đều lên bề mặt gương, để khoảng 15 phút và dùng khăn chà nhẹ vài lần cho các vết bẩn được loại bỏ. Sau đó, dùng khăn và nước ấm để lau loại toàn bộ gương một lần.

– Sử dụng nước rửa bát

Hoà nước rửa bát với nước ấm sẽ giúp làm sạch các vết bẩn trên gương, để bề mặt gương sáng sạch hơn. Ngoài ra, bạn có thể hoà nước rửa chén với các loại nước ngọt có ga để tăng hiệu quả.

– Kết hợp chanh và muối

Trộn nước cốt chanh và muối theo tỉ lệ 2:1 rồi dùng hỗn hợp này thoa đều lên bề mặt gương, để trong vòng vài phút và lấy khăn để chà nhẹ. Sau đó, dùng nước ấm để lau lại gương.

– Dùng phấn viết bảng

Bạn có thể ngâm 1-2 viên phấn viết bản vào nước ấm cho phấn mềm ra. Sau đó, dùng khăn thấm nước phấn này và lau gương. Các vết bẩn trên gương sẽ biết mất. Dùng khăn và nước ấm lau lại gương một lần nữa để loại bỏ các vết bẩn.

– Dùng nước lau kính

Bạn có thể sử dụng các loại nước lau kính bán sẵn trên thị trường để lau gương. Các vết bẩn trên gương sẽ được loại bỏ một cách nhanh chóng.

Trứng rán ngon đừng chỉ cho hành: Học người Nhật thêm loại rau “rẻ như cho” này bổ dưỡng gấp bội

Nhiều người có thói quen rán trứng thêm hành lá, điều này cũng rất tốt. Nhưng bạn cũng có thể dùng loại rau này kết hợp với trứng, vừa ngon, bổ dưỡng gấp đôi lại còn hỗ trợ ngừa K hiệu quả.

Trứng là một loại thực phẩm được nhiều người yêu thích bởi nó ngon, bổ, rẻ lại vô cùng tiện lợi khi chế biến. Nhiều người có thói quen rán trứng thêm hành lá, điều này cũng rất tốt. Nhưng bạn cũng có thể dùng loại rau này kết hợp với trứng, vừa ngon, bổ dưỡng gấp đôi lại còn hỗ trợ ngừa K hiệu quả.

Công dụng của món trứng rán cùng lá hẹ

thay-hanh-la-khi-chien-trung-bang-loai-rau-nay-vua-ngon-vua-tot-suc-khoe-202210300012492424

Cây hẹ còn có tên gọi khác là cửu thái hoặc khởi dương thảo, giàu dược tính và có một mùi thơm đặc trưng. Nó không chỉ được dùng ở trong các món ăn mà còn là cây thuốc có thể chữa nhiều bệnh.

Theo Đông y, lá hẹ để sống vốn có tính nhiệt, nhưng khi nấu chín thì nó có vị cay giúp ôn trung, tán ứ và giúp giải độc cơ thể hiệu quả. Chính vì những lợi ích to lớn này mà người Nhật rất ưa chuộng lá hẹ. Khi chiên trứng, họ ít khi kết hợp với hành lá như người Việt mà sử dụng hẹ để giúp nâng cao sức khỏe, đánh bay bệnh tật. Nhiều gia đình Nhật còn rất hay xào hẹ chung với thịt hoặc có thể rắc lên đậu phụ. Họ ăn món này quanh năm nhưng thường nhiều nhất là vào những ngày hè. Dưới đây là một số lợi ích lá hẹ mang lại:

– Nâng cao hệ tim mạch và giúp tuần hoàn máu, trẻ lâu

Trong lá hẹ rất giàu các chất chống oxy hóa như organosulfur và thiosulfate…Các chất này giúp ngăn ngừa sự hình thành của cục máu đông, giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch và giúp nâng cao khả năng lưu thông máu trong cơ thể. Chất chống oxy hóa của hẹ còn giúp trẻ lâu, đẩy lùi các nếp nhăn hiệu quả.

– Cải thiện hệ tiêu hóa

Lá hẹ có công dụng loại bỏ rất tốt các vi khuẩn, nấm men và các nấm có hại thường xuyên gây cản trở quá trình tiêu hóa trong đường ruột. Ngoài ra, đặc tính kháng khuẩn của lá hẹ còn giúp loại bỏ ít nhất 30 chủng salmonella, là loại gây suy giảm chức năng tiêu hóa của đường ruột. Loại rau này còn giúp hỗ trợ làm giảm chứng đầy hơi và tăng cường tiêu hóa.

– Ngăn ngừa K

Trong lá hẹ có hợp chất alliums giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số loại ung thư. Đồng thời, một vài hợp chất khác được phát hiện ở trong lá hẹ như lưu huỳnh giúp cản trở sự phát triển và lây lan của các tế bào K ra khắp cơ thể.

– Ngăn ngừa loãng xương

Lá hẹ sở hữu rất nhiều vitamin K – một vi chất khá quan trọng góp phần vào sự hình thành xương khớp. Nếu chăm chỉ ăn, lượng vitamin K này sẽ giúp mang lại nhiều hiệu quả trong quá trình phòng ngừa và điều trị về bệnh loãng xương.

Chế biến món trứng rán lá hẹ

+ Chuẩn bị nguyên liệu:

– 4 quả trứng gà

– 100g hẹ

– 1/2 muỗng canh nước mắm, 1 củ hành tím và 1 trái ớt cắt.

chien-trung-la-he

+ Cách chế biến

– Đầu tiên, đập 4 trứng gà vào trong tô. Hành tím bóc vỏ và cắt lát mỏng. Ớt bỏ cuống rồi sau cắt nhỏ. Hẹ nhặt lá vàng, các lá úa rồi rửa sạch, cắt khúc dài khoảng 2 đốt ngón tay.

– Dùng đũa khuấy tan 4 quả trứng, và nêm các gia vị vào, trộn đều. Tiếp đến, bạn cho hẹ đã cắt khúc vào và khuấy đều.

– Sau đó, hãy cho vào chảo 1 muỗng canh dầu ăn. Khi dầu nóng, hãy cho 1 củ hành tím cắt lát vào phi thơm. Khi hành hơi xém vàng, hãy cho toàn bộ hỗn hợp trứng hẹ vào. Dùng đũa và muỗng tiến hành dàn đều để lá hẹ trải khắp mặt trứng và chiên trứng ở trên lửa nhỏ 3 – 5 phút đến khi mặt dưới cứng lại.

– Tiếp đến, lật trứng lại, cho mặt còn lại của trứng xuống chảo rồi sau bật bếp ở lửa nhỏ, chiên thêm 2 đến 3 phút nữa là đạt.

Không sử dụng sáp thơm, để thứ trong nhà vệ sinh giúp khử mùi hôi hiệu quả, tiết kiệm kha khá tiền

Bạn có thể sử dụng nhiều nguyên liệu tự nhiên để khử mùi hôi trong nhà vệ sinh.

Nhà vệ sinh là nơi luôn ẩm ướt, chứa nhiều vi khuẩn nên có thể có mùi hôi khó chịu. Một trong những cách khử mùi hôi ở vị trí này được nhiều người áp dụng là dùng các loại sáp thơm. Sản phẩm có nhiều mùi khác nhau, phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều người. Tuy nhiên, các loại sáp thơm thường nhanh hết, độ lưu hương không cao và cũng là sản phẩm công nghiệp, có thể chứa các nguyên liệu tổng hợp, không hoàn toàn tốt cho sức khoẻ. Việc mua sáp thơm thường xuyên cũng khá tốn kém.

Để khử mùi hôi trong nhà vệ sinh, thay vì sử dụng sáp thơm, bạn có thể tận dụng nhiều nguyên liệu tự nhiên có sẵn trong nhà, vừa mang lại hiệu quả tốt vừa an toàn lại rất tiết kiệm.

– Sử dụng lá dứa/lá nếp để khử mùi hôi của nhà vệ sinh

Bạn có thể mua một bó lá dứa/lá nếp rồi treo trong nhà vệ sinh. Loại lá này có mùi thơm dễ chịu, giúp khử đi mùi hôi một cách hiệu quả. Treo bó lá nếp trong nhà vệ sinh đến khi lá héo, bay hết mùi thì thay bằng lá mới. Người ta cũng thường để bó lá nếp này vào xe hơi để khử mùi trong xe.

– Sử dụng sả tươi

Sả tươi có mùi thơm tự nhiên, có thể loại bỏ các mùi hôi khó chịu trong nhà. Bạn có thể dùng sả để loại bỏ mùi hôi ở nhà vệ sinh. Hãy chuẩn bị một bó sả nhỏ. Dùng dao đập đập phần đầu và phần thân của cây sả cho tinh dầu tiết ra, mùi hương toả ra rõ ràng hơn. Treo bó sả này trong nhà vệ sinh để khử mùi hôi. Khi sả khô và mất mùi, hãy thay bằng bó mới. Ngoài rác dụng khử mùi, sả còn giúp xua đuổi các loại côn trùng như ruồi, muỗi.

Để khử mùi hôi nhà vệ sinh, bạn có thể sử dụng nhiều loại nguyên liệu tự nhiên khác nhau, vừa tiết kiệm, vừa an toàn đối với sức khoẻ.

Để khử mùi hôi nhà vệ sinh, bạn có thể sử dụng nhiều loại nguyên liệu tự nhiên khác nhau, vừa tiết kiệm, vừa an toàn đối với sức khoẻ.

– Sử dụng dầu gió

Dầu gió có thành phần là nhiều loại tinh dầu được kết hợp với nhau để tạo thành một sản phẩm thoa ngoài da. Các loại dầu gió có mùi hương đặc trưng, giúp mang lại cảm giác thư giãn. Bạn có thể lấy một chai dầu gió nhỏ, mở nắp và để ở một góc của nhà vệ sinh để khử mùi. Lưu ý, không phải ai cũng chịu được mùi dầu gió nên bạn cần cân nhắc trước khi thực hiện cách này.

– Sử dụng rượu có nồng độ cồn cao

Rượu có nồng độ cồn cao có thể giúp khử mùi hôi trong nhà vệ sinh rất tốt. Bạn hãy đổ rượu vào một chiếc chén nhỏ rồi để nó ở góc nhà vệ sinh. Rượu sẽ từ từ bay hơi và làm mùi hôi biến mất.

– Sử dụng dứa tươi

Dứa tươi có mùi thơm đặc trưng, giúp bạn loại bỏ mùi hôi trong nhà vệ sỉnh rất tốt. Bạn không cần sử dụng toàn bộ quả dứa mà chỉ cần tận dụng phần vỏ là được.

Hãy cắt một đầu của quả dứa, lấy thìa xúc hết phần ruột bên trong của quả dứa ra ngoài. Phần ruột dứa có thể dùng để ăn, làm sinh tố, nước ép hay nấu các món ăn như bình thường.

Với phần vỏ dứa, hãy cắt một phần vỏ nhỏ trên thành quả để tạo ra khoản trống.

Thắp một cây nến nhỏ và đặt vào đĩa. Úp phần vỏ dứa đã cắt trước đó lên trên. Hơi nóng từ nến sẽ làm mùi thơm của dứa toả ra xung quanh, giúp khử mùi hôi trong nhà vệ sinh.

– Sử dụng hạt tiêu

Hạt tiêu có mùi thơm đặt trưng, giúp làm tăng hương vị của các món ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng hạt tiêu để khử mùi hôi. Hãy lấy một ít hạt tiêu bỏ vào chiếc bát nhỏ. Đổ nước sôi vào bát. Để bát này trong nhà vệ sinh, mùi hương của hạt tiêu toả ra sẽ giúp loại bỏ mùi hôi một cách hiệu quả.

Nồi cơm điện có 4 vị trí phải lau thường xuyên, càng sạch càng tốn ít điện

Khi sử dụng nồi cơm điện, không phải ai cũng chú ý đến việc vệ sinh các vị trí này.

Mâm nhiệt

Ở đáy nồi cơm điện có một mâm nhiệt, chính là bộ phận làm nóng. Khi nồi được bật, nhiệt sẽ truyền từ mâm này lên phần ruột nồi và làm chín cơm. Sau một thời gian sử dụng, mâm nhiệt sẽ bị bám bụi bẩn và trở nên xỉn màu. Khả năng hoạt động của nó cũng sẽ giảm theo. Càng để lâu, chất lượng của mâm nhiệt càng giảm, càng tốn nhiều điện và kéo dài thời gian nấu.

Nhiều người không chú ý đến việc vệ sinh mâm nhiệt này. Tuy nhiên, đây chính là một trong những bộ phận phải làm sạch định kỳ để nồi hoạt động hiệu quả, kéo dài tuổi thọ của thiết bị, giúp tiết kiệm điện.

Bạn không thể đổ nước trực tiếp lên mâm nhiệt nhưng có thể dùng kem đánh răng thoa lên mâm nhiệt rồi lấy bàn chải cọ (không thêm nước). Sau đó, lấy khăn khô lau sạch các cặn bẩn. Ngoài ra, có thể dùng giấy khăn thấm giấm phủ lên trên mâm nhiệt và để vài phút cho cặn bẩn mềm ra rồi lấy khăn khô để lau lại.

Phần mâm nhiệt và nắp trong của nồi cơm điện cần được vệ sinh thường xuyên.

Phần mâm nhiệt và nắp trong của nồi cơm điện cần được vệ sinh thường xuyên.

Phần nắp trong của nồi và gioăng cao su

Ở dưới nắp nồi cơm điện sẽ có một nắp bên trong và gioăng cao su. Đây là những bộ phận giúp giữ cho nồi cơm điện được kín và không bị trào nước ra ngoài trong quá trình nấu.

Bạn có thể vệ sinh phần này trước mỗi lần nấu cơm. Nếu không làm sạch thường xuyên, các cặn tinh bột từ nước cơm sôi bám vào bề mặt sẽ đóng chặt, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi. Nó khiến các lần nấu cơm sau không được ngon, cơm nhanh thiu.

Bộ phận này rất dễ tháo rời. Bạn chỉ cần tháo nó ra và rửa sạch các cặn bẩn, lau khô rồi lắp lại vào nồi là được.

Đối với những nồi không thể tháo rời bộ phận nắp chống trào, bạn hãy lấy khăn ẩm để lau mỗi lần nấu cơm.

Lỗ thoát hơi nước

Nồi cơm điện nào cũng có một lỗ thoát hơi nước nhưng nhiều người không chú ý đến việc vệ sinh khu vực này. Trong quá trình nấu, nước cơm có thể trào lên khu vực này, các cặn tinh bột sẽ làm tắc nghẽn lỗ thoát khí. Nếu không được làm sạch, các cặn càng ngày càng nhiều, làm cản trở quá trình thoát khí, ảnh hưởng đến hoạt động của nồi.

Ngày nay, đa số các lỗ thoát khí của nồi cơm điện đều có thể tháo rời để vệ sinh. Nếu lỗ thoát khí của nồi nhà bạn thuộc dạng không thể tháo rời, có thể sử dụng tăm và tăm bông để đẩy các cặn bẩn trên trong ra.

Lỗ thoát hơi nước và vị trí cắm dây điện của nồi cơm điện cũng cần được làm sạch.

Lỗ thoát hơi nước và vị trí cắm dây điện của nồi cơm điện cũng cần được làm sạch.

Vị trí cắm dây điện

Đa số các loại nồi cơm điện hiện nay có dây cắm điện rời. Vị trí lỗ cắm điện ít được mọi người để ý. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn có thể tích tụ, làm ảnh hưởng đến quá trình truyền điện, tăng nguy cơ chập, cháy. Bạn có thể dùng khăn, tăm bông để lau khu vực lỗ cắm điện này. Ngoài ra, cần đảm bảo không để nước, thức ăn bắn vào ổ cắm.

Chuẩn bị Tết, nhà ai thay ban thờ nhất định phải biết điều này kẻo phúc họa khó lường, giàu có lại lụi bại

Nhiều gia đình chuẩn bị dọn dẹp đón năm mới thì cũng thay ban thờ cũ để lâu nhưng việc thay ban thờ phải cần đặc biệt chú ý.

Ban thờ là nơi linh thiêng trong đời sống tâm linh của người Việt. Ban thờ có tính chất âm phần nên càng yên ổn lâu bền càng tốt. Tuy nhiên một số gia đình thay ban thờ vì muốn làm ban thờ bằng chất liệu đẹp hơn, kiên cố hơn. Đôi khi ban thờ trong gia đình có dấu hiệu nứt, cũ, mốc, hỏng nên phải thay…

Việc thay ban thờ cũng được xem trọng như việc sửa sang mộ phần. Do đó khi thay ban thờ cần đặc biệt chú ý kẻo ảnh hưởng tới phong thủy và niềm tin tâm linh trong gia đình. Thế nên cần chú ý một số điều sau:

Nghi thức trước khi thay ban thờ

Trước khi thay ban thờ, bạn cần làm lễ cúng để báo cáo tổ tiên thần linh về lý do thay ban thờ, xin tổ tiên thần linh đồng ý cho chuyển sang ban thờ mới. Việc này có thể nhờ chuyên gia phong thủy tới làm hoặc gia đình tự cúng lễ thực hiện.

Tránh tự ý thay mà không có nén hương báo cáo tôt tiên thần linh sẽ là vi phạm tâm linh phong thủy, thể hiện sự bất kính.

Khi thay ban thờ cần cúng báo tổ tiên

Khi thay ban thờ cần cúng báo tổ tiên

Chú ý gói ghém đồ trên ban thờ khi di chuyển

Cần lau dọn sạch sẽ và gói ghém cẩn thận những vật dụng trên ban thờ. Những cái dùng lại để riêng, cái gì không dùng để riêng. Những đồ vật nên để nơi sạch sẽ, kể cả thứ không dùng nữa cũng không được ném linh tinh, không để bẩn, mà cần có kê lót để xử lý sau.

Khi tháo dỡ ban thờ cần thao tác cẩn trọng nhẹ nhàng, tránh ồn ào. Làm càng nhanh càng tốt để có ban thờ mới cho tổ tiên thần linh an ngự.

Khi kê ban thờ mới vào vị trí, cần có lễ mời tổ tiên và thần linh về ngự tại ban thờ mới. Ban thờ mới mua về cần được lau rửa sạch sẽ, lau khô rồi mới đặt vào vị trí. Khi đặt mà bị bụi thì cần lau sạch trước khi để bát hương vào. Tránh đặt bát hương vào rồi lại xê dịch để lau dọn.

Chú ý xử lý ban thờ cũ và đồ thờ cũ không còn dùng

Khi ban thờ cũ và đồ thờ cũ không dùng mang đi bỏ phải chú ý cách bỏ. Xa xưa ông bà ta thường mang đồ thờ tâm linh đi bỏ bằng cách thả trôi sông để cho “mát”. Tuy nhiên ngày nay việc này không phù hợp vì sông hồ ít đi và làm thế gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Ban thờ và đồ thờ cũ không dùng cần chú ý cách xử lý

Ban thờ và đồ thờ cũ không dùng cần chú ý cách xử lý

Cách tốt nhất là thiêu hóa ban thờ và đồ dùng cũ không dùng. Quan niệm tâm linh cho rằng việc thiêu hóa tốt cho linh hồn tổ tiên. Nên nhờ chuyên gia xem giờ ngày hóa thiêu ban thờ và đồ thờ cũ. Nên chọn vị trí thoáng đãng, tránh thiêu hóa gần nơi có nguy cơ bắt lửa gây hỏa hoạn. Nên có lễ cúng báo tổ tiên việc thiêu hóa này.

Nhiều gia đình có ban thờ truyền đời bằng gỗ quý nhưng vì lý do tâm linh mà không dùng nữa. Xét về kinh tế những ban thờ này có thể có giá trị nhưng lưu ý tránh nên bán lại vì sẽ có thể không tốt cho việc thờ cúng. Ảnh hưởng tới sự an ngự của tổ tiên, ảnh hưởng tới con cháu về sau.

Việc thay ban thờ không phải việc diễn ra thường xuyên nhưng khi thay ban thờ thì đó là việc quan trọng trong tâm linh phong thủy. Thế nên gia chủ phải thay ban thờ hãy thay, đừng tự ý thay và khi thay cần chú ý.

*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm

Nguyên nhân khiến tóc dễ bết vào mùa đông và mẹo đơn giản giải quyết tình trạng này

 

Khi để tóc tự do, không đội mũ, tóc sẽ dễ bị bám bụi bẩn và dầu thừa từ da đầu, khiến tình trạng tóc bết thêm nghiêm trọng.

Nguyên nhân khiến tóc dễ bết vào mùa đông

Khi mùa đông đến, không khí trở nên hanh khô và độ ẩm thấp, làm cho tóc trở nên khô ráp. Để bù đắp cho tình trạng này, da đầu sẽ sản sinh nhiều dầu hơn nhằm duy trì độ ẩm cần thiết cho tóc. Tuy nhiên, quá trình này lại gây ra tình trạng tóc vừa khô vừa nhiều dầu, khiến tóc dễ bết và mất đi sự tươi mới.

 

Thêm vào đó, trong mùa đông, nhiều người thường thích sử dụng nước nóng khi gội đầu, nhưng điều này lại làm da đầu và tóc càng thêm khô, kích thích tiết dầu nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc lạm dụng dầu xả để làm mềm tóc có thể phản tác dụng, làm cho tóc bết nhanh hơn.

Trong mùa đông, nhiều người thường thích sử dụng nước nóng khi gội đầu, nhưng điều này lại làm da đầu và tóc càng thêm khô

Trong mùa đông, nhiều người thường thích sử dụng nước nóng khi gội đầu, nhưng điều này lại làm da đầu và tóc càng thêm khô

Khi để tóc tự do, không đội mũ, tóc sẽ dễ bị bám bụi bẩn và dầu thừa từ da đầu, khiến tình trạng tóc bết thêm nghiêm trọng.

Cách khắc phục tình trạng tóc bết trong mùa đông

Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Mặc dù mùa đông không khiến bạn cảm thấy khát như mùa hè, nhưng cơ thể vẫn bị mất nước do không khí khô. Hãy uống đủ nước mỗi ngày để giữ cho tóc và da đầu luôn khỏe mạnh. Đặt một chai nước gần bàn làm việc để dễ dàng nhớ uống nước suốt cả ngày.

Chế độ ăn uống hợp lý

Một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp tóc khỏe mạnh từ bên trong. Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, và không quên rau củ quả, đặc biệt là những loại rau màu xanh đậm như bông cải xanh và rau bina.

Một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp tóc khỏe mạnh từ bên trong.

Một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp tóc khỏe mạnh từ bên trong.

Gội đầu với nước ấm: Để tránh tóc bị hư tổn do nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh, bạn nên gội đầu với nước ấm, nhiệt độ khoảng 2-3 độ C so với nhiệt độ cơ thể. Gội đầu 2-3 lần mỗi tuần là đủ, tránh gội quá thường xuyên và hạn chế sử dụng quá nhiều dầu xả, đặc biệt là không để dầu xả tiếp xúc trực tiếp với da đầu.

Chọn dầu gội phù hợp: Tùy thuộc vào loại tóc và tình trạng da đầu, bạn nên chọn dầu gội phù hợp. Nếu da đầu dễ bị khô, tránh chọn các loại dầu gội chứa silicone hoặc sulfate, vì chúng có thể làm tóc và da đầu khô hơn.

Giới hạn việc chải tóc: Việc chải tóc quá nhiều sẽ kích thích da đầu sản sinh nhiều dầu. Chỉ nên chải tóc 2 lần một ngày và dùng lược thưa. Tránh chải tóc khi tóc ướt vì điều này có thể gây hư tổn cho tóc.

Tránh vuốt tóc bằng tay: Khi vuốt tóc, tay sẽ mang theo bụi bẩn và dầu thừa từ môi trường, làm tóc dễ bị bết. Vì vậy, hạn chế thói quen này để giữ tóc luôn sạch sẽ.

Giảm thiểu việc sử dụng nhiệt độ cao: Sử dụng nhiệt độ cao để tạo kiểu tóc trong mùa đông có thể khiến tóc thêm khô. Nên hạn chế dùng máy sấy tóc ở nhiệt độ quá cao, chỉ nên sấy tóc đến mức khoảng 70% khô. Cũng nên dùng khăn mềm để thấm khô tóc trước khi sấy.