Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nơi bán câu kỷ tử.Phân biệt kỷ tử thật, giả như thế nào? Nhận biết Kỷ tử chất lượng và kém chất lượng ra sao? Mời đọc giả theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin.
Công dụng của kỷ tử đối với sức khỏe
Theo Đông y, kỷ tử có tính bình, vị ngọt, quy vào 3 kinh: Can – Phế – Thận.
Theo y học hiện đại: Trong kỷ tử có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Kỷ tử chứa nhiều thành phần dưỡng chất như: Carotene, vitamin A – B1 – B2 – C, Ca, Fe, … Ngoài ra, kỷ tử còn chứa Betaine, chất béo không bão hòa, 8 loại axit amin tốt cho cơ thể.
Kỷ tử được đông y và tây y đánh giá cao về tác dụng đối với sức khỏe
Kỷ tử có công dụng:
Tăng cường thể chất, nâng cao miễn dịch
Giảm mỡ máu, huyết áp
Kháng ung thư
Tráng dương, trị vô sinh nam, tăng cường sức khỏe
Giảm các chứng viêm do dị ứng
Tăng cường trí nhớ, công năng tạo huyết trong cơ thể
Hạ đường huyết, trị tiểu đường
Chống lão hóa, dưỡng nhan
Bổ gan, thận, làm sáng mắt
Cách dùng Câu kỷ tử
Kỷ tử có thể dùng làm trà, ngâm rượu, phối hợp với các món ăn, sắc nước hoặc tán bột.
Kỷ tử có thể ăn trực tiếp. Dùng kỷ tử cho vào hấp vài phút hoặc hơ trên lửa nhỏ vài giây. Ăn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối.
Kỷ tử hãm trà: Bỏ kỷ tử vào ấm, cho nước sôi vào hãm trong 5 – 7 phút. Dùng uống nước và ăn hạt. Có thể hãm cùng các dược liệu khác như: Hoa cúc, táo đỏ, long nhãn, hoa hồng, … để tăng thêm tác dụng
Kỷ tử kết hợp với thực phẩm làm các món ăn như: Canh kỷ tử gà mái, kỷ tử xào cá chép, cháo kỷ tử, …
Trà kỷ tử ổn định huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim mạch
Xem thêm >>> Cách pha trà kỷ tử
Cách Phân biệt kỷ tử thật giả
Trên thị trường, kỷ tử thật giả tràn lan, lẫn lộn. Để mua được kỷ tử đúng và chất lượng tốt, bạn cần lưu ý các đặc điểm sau:
Kỷ tử thật: Quả chắc, hình bầu dục, hai đầu nhỏ, hơi dẹt. Màu sắc bên ngoài đỏ tươi hoặc đỏ đậm, có nhiều nếp nhăn lộn xộn, hơi bóng. Đầu quả hình trụ, cuống có màu trắng. Vỏ quả mềm giãn, thịt mềm, bên trong có nhiều hạt tròn hình thận, màu vàng nâu nhạt, vị ngọt.
Kỷ tử giả: Quả có hình cầu, da có màu nâu tối hoặc vàng nâu. Da quả hơi cứng, một nửa trong có thể nhìn thấy hạt bên trong. Hạt to, nhiều. Vị chua.
Phân biệt kỷ tử thật/ giả
Cách Phân biệt kỷ tử bị hun lưu huỳnh hoặc nhuộm màu
Đặc điểm
Kỷ tử tự nhiên
Kỷ tử bị hun lưu huỳnh hoặc nhuộm màu
Cuống hạt
Đầu cuống thường có đốm nhỏ màu trắng
Toàn bộ hạt đều có màu đỏ, không có đốm trắng
Màu sắc
Màu đỏ sẫm, màu sắc các hạt đậm nhạt khác nhau
Khi bóp mạnh, tay không có màu hoặc màu hơi vàng, rửa là hết
Màu đỏ tươi, màu sắc các hạt đồng đều nhau
Khi bóp mạnh, tay dính màu đỏ, rửa khó ra màu
Hình dáng
Có nhiều nếp nhăn ở vỏ, cùi thịt dày đặn
Nếp nhăn ít, hạt dẹt và cùi ít
Mùi vị
Mùi thơm tự nhiên, có vị ngọt
Mùi chua hoặc có mùi như khói pháo vừa đốt xong hòa lẫn trong không khí
Ngâm nước
Ngâm trong nước lạnh có màu cam nhạt. Ngâm nước nóng màu vàng kim, cốc nước trong suốt, không bị hỗn đục
Ngâm nước lạnh không có màu. Ngâm nước nóng lúc đầu không ra màu, ngâm lâu sẽ có màu hơi vàng. Nêu bị nhộm màu thì ngâm nước nóng sẽ có màu đỏ, nước bị hỗn đục
Hương vị
Khi nhai có vị ngọt
Có vị chua, nhai kỹ có vị chát hoặc đắng, kích thích ở đầu lưỡi
Xem thêm >>> Phương pháp làm đẹp, chống lão hóa tử kỷ tử
Cách Phân biệt câu kỷ tử chất lượng và kém chất lượng
Kỷ tử tốt
Kỷ tử kém chất lượng
Các quả khô, săn chắc, to, rõ ràng
Không có hạt vỡ, đều nhau, màu đỏ đậm
Các hạt ướt, dính vào nhau
Có nhiều hạt vỡ, hạt màu đen
Thả vào nước hạt nổi trên mặt nước
Thả vào nước hạt chìm xuống dưới
Giá cao
Giá thấp
Trên đây là một số cách phân biệt kỷ tử thật giả. Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp độc giả lựa chọn được kỷ tử chất lượng tốt, đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi sử dụng.
Để mua kỷ tử chất lượng cao, hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ: