Bột giặt là “thần dược” trồng hoa: Tưới cây theo cách này, hoa nở từng chùm, cây xanh tươi tốt không lo sâu bệnh

611

Bạn có thể dùng bột giặt pha loãng này phun lên hoa, cây cảnh để có thể tiêu diệt nhền nhện, côn trùng vảy và các loại côn trùng gây hại khác. Sau 2-3 lần sử dụng sẽ có hiệu quả.

Trồng hoa đôi khi không đơn giản như chúng ta nghĩ. Trong quá trình trồng cây, rất nhiều vấn đề phát sinh như cây còi cọc, sâu bệnh, chăm mãi không lớn. Nếu bạn phun thuốc hóa học trừ rệp và sâu bệnh gây hại có khá nhiều rủi ro, có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của các thành viên trong gia đình. Bạn vẫn có thể sử dụng phương án khác đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều.

Bột giặt là “thần dược” trồng hoa

 

Khi nhiệt độ dần tăng cao, chậu cây trong nhà dễ bị rệp tấn công. Hãy sử dụng bột giặt để tiêu diệt và ngăn ngừa côn trùng tấn công hoa và cây cảnh. Tuy nhiên, bạn không nên rắc thẳng bột giặt vào gốc cây, nếu không rễ sẽ bị thối. Thay vào đó, bạn cần pha loãng bột giặt trước khi sử dụng theo công thức: 5g bột giặt: 20g urê: 500ml nước. Lưu ý phải hoà tan hoàn toàn để tránh làm cháy cành, lá, không dùng quá nhiều kẻo bị kiềm hoá đất, không tốt cho sự phát triển của cây trồng.

Bạn có thể dùng bột giặt pha loãng này phun lên hoa, cây cảnh để có thể tiêu diệt nhền nhện, côn trùng vảy và các loại côn trùng gây hại khác. Sau 2-3 lần sử dụng sẽ có hiệu quả.

bot-giat-3

Các loại thuốc trừ sâu thiên nhiên có thể tự chế tại nhà

Ngoài bột giặt, bạn có thể chế những dung dịch giúp loại trừ sâu bệnh mà không gây hại cho môi trường.

+ Nước cây xoan

Người Ấn Độ cổ đại rất coi trọng chất dầu từ cây xoan bởi tác dụng đuổi các loài gây hại cho côn trùng. Thực tế, nước từ quả xoan và lá cây còn có thể làm dung dịch trừ sâu bởi chất đắng chứa bên trong.

Cụ thể, người dùng hòa 15 ml dầu xoan và một phần thìa cà phê nước rửa bát vào khoảng 1,9 lít nước ấm, khuấy đều rồi cho vào bình xịt. Dầu xoan có thể thay bằng dung dịch nước từ quả hoặc lá xoan phơi khô, nghiền nhỏ. Dung dịch này có hiệu quả với hầu hết các loại sâu, rệp.

+ Dầu khoáng nông nghiệp

Dầu khoáng được chưng cất từ dầu mỏ ở 30-40 độ C có khả năng trừ sâu mà không làm cháy lá cây. Để làm dung dịch diệt trừ sâu bọ, người dùng trộn khoảng 5-10 ml dầu khoáng với một lít nước, khuấy đều rồi cho vào bình xịt. Đây là thuốc trừ sâu hiệu quả với những loại côn trùng và trứng của chúng. Cụ thể, dầu giúp bịt các lỗ thở, làm sâu ngạt thở và chết, làm trứng sâu bị ung, đồng thời hạn chế sâu hại tìm đến cây chủ.

Nông dân thường dùng dầu khoáng để diệt trừ nhện hại, rầy, rệp, bọ trĩ và hạn chế ruồi, sâu đục quả. Tuy nhiên, người dùng không phun dầu khoáng trong giai đoạn cây ra hoa hoặc dưới trời nắng nóng.

+ Dung dịch từ ớt và tỏi, gừng

Các loại củ, quả như ớt, tỏi, gừng… chứa hàm lượng axit lớn, tác động đến các bộ phận như mắt, da của các sâu bọ và côn trùng hại. Để làm dung dịch này, người dùng băm nhỏ ớt, tỏi, gừng theo tỷ lệ 1: 1: 1, sau đó thêm khoảng 3 lít rượu vào hỗn hợp và để ngâm trong khoảng 15 ngày. Khi phun, dung dịch được hòa với nước theo tỷ lệ 200ml tỏi gừng ót với 12 lít nước cho một sào. Loại thuốc trừ sâu thảo mộc này có thể để tới 4, 5 tháng.

Ngoài bột giặt, bạn có thể chế những dung dịch giúp loại trừ sâu bệnh mà không gây hại cho môi trường.

Ngoài bột giặt, bạn có thể chế những dung dịch giúp loại trừ sâu bệnh mà không gây hại cho môi trường.

+ Trà hoa cúc

Hoa cúc chứa một thành phần hóa học thực vật mạnh có tên gọi pyrethrin. Chất này sẽ xâm chiếm hệ thần kinh của côn trùng và làm chúng không hoạt động được.

Người dùng có thể tự chế dung dịch thuốc trừ sâu từ hoa cúc bằng cách đun sôi 100 gram hoa cúc phơi khô với một lít nước trong vòng 20 phút, sau đó, lọc lấy nước, để nguội rồi cho vào bình xịt. Loại thuốc này hiệu quả đối với động vật có máu lạnh, côn trùng và động vật không xương sống. Nước hoa cúc giữ được tới 2 tháng. Người dùng có thể trộn thêm với dầu cây xoan để tăng hiệu quả.

+ Dung dịch từ thuốc lào

Dung dịch từ thuốc lào từng được sử dụng để tiêu diệt sâu hại, nhộng bướm, rệp và các loài nhuyễn thể như sên. Để điều chế, người dùng trộn thuốc lào hoặc lá, thân của cây thuốc lá đã phơi khô với 3,7 lít nước và ngâm hỗn hợp qua đêm. Sau 24 giờ, hỗn hợp ngâm có màu nâu nhạt, nếu dung dịch quá sẫm màu, người dùng nên thêm nước. Thời điểm thích hợp để phun dung dịch này là khi nhiệt độ khoảng trên 30 độ C. Hỗn hợp có thể dùng cho hầu hết các loại thực vật ngoại trừ các cây thuộc họ cà như cà chua, ớt, cà tím…