Bạch hoa xà thiệt thảo: Dược liệu quý giúp chống un g th ư

79

Bạch hoa xà thiệt thảo: Dược liệu quý giúp chống ung thư

Bạch hoa xà thiệt thảo hay còn gọi là cây Lưỡi rắn (Oldenlandia diffusa (Willd.) Roxb. hay (Hedyotis diffusa Willd.), Rubiaceae. Cây có thể dùng ngoài để chữa vết thương, vết rắn cắn hay do côn trùng đốt hoặc dùng trong các bài thuốc uống với nhiều công dụng khác nhau như thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, kháng khuẩn và kháng khối u.

hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Bạch hoa xà thiệt thảo.

Tên khác:
Lưỡi rắn trắng; cây Lữ đồng; Giáp mãnh thảo.

Tên khoa học: Hedyotis diffusa Willd., một loài thực vật thuộc họ Rubiaceae (Cà phê).

Đặc điểm tự nhiên

Thân cây non có 4 cạnh, thân cỏ, màu xanh hoặc nâu. Cây già thân tròn, màu tím hoặc nâu đậm, bề mặt sần. Cây mọc bò dưới đất.

Lá đơn, không có cuống, lá có hình phiến thuôn hẹp nhọn ở đầu, kích thước: dài khoảng 2cm, rộng khoảng 2mm, mọc đối, mặt trên màu xanh đậm có đốm, mặt dưới màu nhạt hơn, có 1 gân chạy ở mặt dưới. Cây có lá kèm màu xanh nhạt, cao khoảng 2mm.

Hoa mọc riêng lẻ, đều, nhỏ, lưỡng tính, mẫu 4. Cuống hoa dài khoảng 1 – 5 mm, có màu nâu.

Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố ở nhiều nơi, chủ yếu ở vùng Nhiệt Đới như Châu Á và Trung Quốc. Cây thường thấy nhiều vào tháng 6 tại bờ ruộng, trung du và đồng bằng do đó có thể dễ dàng thu hái vào tháng 7 – 9 tức rơi vào vụ hè thu. Thu hái toàn cây, phơi khô, rửa sạch.

Bạch hoa xà thiệt thảo

Bạch hoa xà thiệt thảo

Bộ phận sử dụng

Toàn cây.

Thành phần hoá học

Flavonoid gồm có: Kaempferol, kaempferol 3-O-beta-D-glucopyranosid, kaempferol3-O-(6″-O-L-rhamnosyl)-beta-D-glucopyranosid, quercetin 3-O-beta-D-glucopyranosid và quercetin. 3-O-(2″-O-beta-D-glucopyranosyl)-beta-D-glucopyranosid.
Các chất khác như: Acid urolic, b-sitosterol, stigmasterol, các iridoid glucosid như: 6-O-p-coumaroyl, 6-O-p-methoxycinnamoyl và 6-O-feruloyl ester của scandosid methyl ester.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, Bạch hoa xà thiệt thảo có vị ngọt và đắng, tính hàn vào các kinh vị, đại tràng, tiểu tràng. Tác dụng:

  • Thanh nhiệt, giải độc, dùng ngoài cho vết thương rắn cắn, côn trùng đốt hoặc đau nhức xương khớp.
  • Dùng điều trị bệnh lý hô hấp như hen suyễn, viêm họng, viêm amidan và các bệnh lý vùng tiết niệu, sinh dục.
  • Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý ung thư giai đoạn sớm như K dạ dày, K trực tràng, K gan.

Theo y học hiện đại

Tác dụng kháng viêm

Nước sắc H. diffusa giúp hỗ trợ chức năng của bạch cầu và hệ võng nội mô.

Tác dụng chống khối u, kháng ung thư
Có tác dụng với một số ung thư huyết học và một số carcinom. Thử nghiệm trên chuột cho thấy kích thích tế bào lách ở chuột, cải thiện điều hoà miễn dịch.

Tăng cường bảo vệ thần kinh

bạch hoa xà thiệt thảo khôBạch hoa xà thiệt thảo cải thiện điều hòa miễn dịch

Liều dùng & cách dùng

Liều từ 15 – 60 g/ngày dạng khô, hoặc 60 – 320 g dạng tươi giã nát đắp tại chỗ hoặc có thể dùng phối hợp trong các bài thuốc.

Bài thuốc kinh nghiệm

Chữa rắn độc cắn
Chuẩn bị: Bạch hoa xà thiệt thảo 20g.
Thực hiện: Sắc với 200ml rượu và chia làm ⅔ để uống và ⅓ thoa vào vết cắn trong ngày.

Chữa trẻ em sốt cao, co giật

Chuẩn bị: Cây tươi.

Thực hiện: Giã nát, vắt lấy nước uống, ngày 2 – 3 lần (1 thìa canh/lần uống).

Chữa viêm ruột thừa đơn thuần và viêm phúc mạc nhẹ
Chuẩn bị: Bạch hoa xà thiệt thảo 60g.

Thực hiện: Sắc uống ngày 3 lần.

Điều trị bệnh viêm thận có phù, tiểu đạm albumin

Chuẩn bị: Bạch hoa xà thiệt thảo, xa tiền thảo, mỗi thứ 15g, mao cân 30g, sơn chi tử 9g, tô diệp 6g.

Thực hiện: Sắc nước uống.
bài thuốc bạch hoa xà thiệt thảo

Bài thuốc Bạch hoa xà thiệt thảo

Lưu ý

Một số lưu ý khi sử dụng cây Bạch hoa xà thiệt thảo:

    • Không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh. Bạch hoa xà thiệt thảo có thể ảnh hưởng đến khả năng tránh thai ở phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai.
    • Bạch hoa xà thiệt thảo là loài cây dược liệu phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Bạch hoa xà thiệt thảo có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác.