Lợi ích từ nhộng tằm

59

Đông y cho rằng khi dùng nhộng tằm, thường người ta dùng nguyên con, và vì nguyên con nên nhộng có đầy đủ nguyên khí, có tính bổ dưỡng cao.
Nhộng tằm có hàm lượng đạm rất phong phú, lại là thứ đạm dễ tiêu hóa. Chất béo của nó cũng không ít, vì vậy xét về mặt dinh dưỡng, nó rất thích hợp để làm món ăn.
Trị phong thấp, đau nhức khớp xương, tê bại: khi nhắc đến nhộng tằm, hầu như người ta chỉ nhắc đến yếu tố bổ dưỡng do con nhộng tằm đem lại, thế nhưng, ít người biết rằng nhộng tằm còn được dùng đối với chứng phong thấp, đau nhức khớp xương

      Bồi bổ thận, trị liệt dương, tiểu nhiều: dùng thông thường là cho nhộng vào cháo nóng, nhất là cháo nấu chim sẻ, chim cút (dùng cho người liệt dương, yếu sinh lý); rang nhộng với hành mỡ hay xào nhộng với lá hẹ, mộc nhĩ, ăn với cơm (dùng cho người già yếu). Liều dùng hằng ngày: 50 – 100g chia làm 2 – 3 lần.

Vì vậy, tại các địa phương có nuôi tằm, người ta thường nhắc đến câu ngạn ngữ: “Nhà nào có nhộng tằm, suốt năm không sợ thương phong”. Theo Đông y, những bệnh do “phong” gây ra khá nhiều, như chứng tê phong thấp kinh niên, chứng đầu phong chóng mặt, đều là loại bệnh do phong gây ra.

Hỗ trợ trị đái tháo đường: sách Đông dược xưa cho rằng, nhộng tằm có thể trị chứng “bứt rứt” và “làm hết khát nước”. Đông y gọi bệnh đái tháo đường là tiêu khát. Phế nhiệt gây nên khát nước, là một yếu tố thường gặp trong bệnh đái tháo đường, còn bứt rứt là do nhiệt nung đốt trong cơ thể.

Người Nhật Bản khi trị bệnh đái tháo đường dùng nhộng tằm trong toa thuốc.
Hoa hẹ cũng tốt cho các bệnh nhân tiểu són, đi tiểu nhiều lần. Kết hợp nhộng tằm và hoa hẹ với nhau sẽ có tác dụng tốt cho sức khỏe, cả hai đều có tính bồi bổ thận. Đây là bài thuốc bổ thận rất tốt, dễ kiếm và rẻ tiền.

Tuy nhiên: nhộng tằm có hàm lượng protein cao, rất hay dị ứng với người hay bị quá mẫn và trẻ nhỏ, không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn và người có tiền sử dị ứng