Cho vài giọt này lên vịt là khử được mùi hôi, thịt thơm ngon, ngọt lừ

Để khử mùi hôi của thịt vịt, khâu sơ chế đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Khử mùi trước khi sơ chế

Vịt được nuôi bằng cám, thóc, gạo, các loại đậu, hèm rượu, bã bia, thân chuối… thì thịt sẽ rất thơm ngon, không bị hôi. Tuy nhiên, đa số vịt sẽ được nuôi bằng các loại thức ăn thực vật như đã nêu ở trên kết hợp với thức ăn động vật như bột cá, bột xương, cá tạp, giun quế… để lớn nhanh, tăng trọng lượng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến thịt vịt có mùi hôi, nhất là khi thay lông.

Những người có kinh nghiệm chia sẻ rằng đổ một chút rượu trắng vào miệng vịt trước khi làm lông sẽ giúp vịt nhả mùi hôi từ bên trong.

Nhổ lông vịt

Theo kinh nghiệm dân gian, xử lý lông vịt đúng cách sẽ giúp khử một phần mùi hôi của thịt vịt. Bạn cần đun một nồi nước nóng, thêm chút vôi hoặc lá kế, nắm rau muống rồi cho vịt đã cắt tiết vào ngập nước. Lấy vịt ra, nhanh tay miết và nhổ hết lông vịt. Các lỗ chân lông có chất lỏng màu đen cần được nặn ra hết, rửa sạch.

Nếu không có vôi, lá khế hay rau muống, bạn có thể sử dụng muối để giúp việc nhổ lông vịt trở nên dễ dàng hơn. Sau khi cắt tiết vịt, hãy nhúng cả con vịt vào thau nước lạnh cho sạch máu thừa rồi nhúng vào chậu nước nóng có pha 2-3 thìa muối. Tiếp đó, bạn có thể nhổ lông vịt như bình thường.

Một cách khác để nhổ lông vịt dễ dàng hơn là sử dụng rượu. Sau khi cắt tiết, nhúng vịt vào chậu nước lạnh cho ướt lông. Tiếp đó, đổ rượu lên toàn bộ thân vịt và để khoảng 10 phút cho rượu ngấm vào các chân lông. Sau đó, nhúng vịt vào nước ấm và bắt đầu nhổ lông vịt.

Lưu ý, chỉ nên nhúng vịt vào nước ấm. Sử dụng nước nóng già sẽ khiến lỗ chân lông trên da vịt bị co lại, làm việc nhổ lông trở nên khó khăn. Ngoài ra, nước nóng cũng làm da vịt bị nứt, rách.

khu-mui-hoi-thit-vit-01

Rửa thịt vịt

Sau khi làm sạch phần lông, bạn cần rửa sạch vịt để loại bỏ các chất bẩn còn sót lại và khử mùi hôi. Thông thường, người ta sẽ sử dụng các loại gia vị như gừng, giấm, chanh để khử mùi hôi của vịt.

Trộn muối và giấm với nhau rồi thoa đều lên bên trong và bên ngoài con vịt. Chà nhẹ để làm sạch thịt vịt. Sau đó, rửa lại vịt bằng nước sạch và để ráo. Nếu không có giấm, bạn có thể sử dụng chanh. Chà xát chanh trực tiếp lên bề mặt vịt con vịt và rửa sạch.

Bạn cũng có thể sử dụng rượu gừng thoa đều lên thân vịt và để chừng 30 phút rồi rửa sạch.

Cắt bỏ phao câu

Phao câu ngan, gà, vịt là nguyên nhân khiến món ăn có mùi hôi. Đây là khu vực tập trung tuyến dịch bạch huyết chứa nhiều vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Cắt bỏ phao câu vừa giúp khử mùi hôi, vừa loại bỏ các chất không tốt cho sức khỏe.

Sử dụng các loại gia vị có mùi thơm trong chế biến
khu-mui-hoi-thit-vit-02
Đối với món vịt, bạn có thể nấu cùng gừng đập dập, hành khô để khử mùi hôi, tạo hương vị hấp dẫn cho món ăn. Ngoài ra, tùy theo cách chế biến mà bạn có thể lựa chọn gia vị cho phù hợp, ví dụ vịt luộc có thể sử dụng sả, gừng, hành; vịt giả cầy sẽ dùng riềng, mẻ…

xem thêm;

Làm bánh xèo tại nhà nhớ cho thứ này, vỏ giòn rụm, không vỡ, không dính chảo

Để đổ được lớp bánh xèo mỏng, giòn tan, bạn cần nắm được những bí quyết dưới đây.

ánh xèo là món ăn được rất nhiều người yêu thích. Những chiếc bánh xèo có lớp vỏ vàng giòn kết hợp với phần nhân đậm đà đủ thịt, tôm, giá… Bánh xèo giòn ăn kèm với các loại rau sống và nước mắm chua ngọt là món ăn vô cùng hấp dẫn.

Cách chế biến bánh xèo không khó. Tuy nhiên, khi làm tại nhà, các bà nội trợ thường gặp vấn đề là lớp vỏ có thể bị dính chảo, không được giòn.

Để giải quyết các vấn đề này, bạn hãy lưu lại những mẹo nhỏ dưới đây,

Pha bột

Bạn có thể mua gói bột bánh xèo được bày bán sẵn ở ngoài hàng hoặc tự pha bột tại nhà.

Có nhiều công thức để pha bột khác nhau nhưng nguyên liệu chính để làm vỏ bánh xèo là bột gạo. Để tạo được màu vàng đẹp mắt, bạn sẽ cần một chút bột nghệ. Cách tiện nhất là sử dụng bột pha sẵn. Trong gói bột pha sẵn sẽ có cả bột và bột nghệ để tạo màu.
lam-banh-xeo-02

Ngoài bột, bạn sẽ cần có nước cốt dừa để vỏ bánh xèo có vị béo, thơm ngon hơn.

Trong một số công thức, người ta dùng thêm trứng gà để vỏ bánh được vàng đẹp, thơm ngon.

Một trong những bí kíp quan trọng để vỏ bánh xèo được giòn chính là bia. Thay 100ml nước bằng 100ml bia.

Bạn sẽ trộn bột với bột nghệ, nước, nước cốt dừa, bia và một chút dầu ăn để tạo thành hỗn hợp mịn.

Có thể nêm thêm một chút muối và hành lá vào hỗn hợp bột vỏ bánh.

Sau khi pha bột, bạn sẽ không đem bột đi chiên ngay mà cần phải để bột nghỉ khoảng 30 phút.

Nhân bánh xèo

Bạn có thể chọn làm nhân bánh xèo với các nguyên liệu tùy theo sở thích. Nhân bánh xèo phổ biến thường là thịt băm, thịt bò, tôm, mực, giá, hành tây, nấm…

Các nguyên liệu này sẽ được sơ chế, thái miếng mỏng rồi đem xào cho chín tới, ráo nước (trừ phần giá không cần xào trước). Không được để nhân bánh ứ nước vì nó sẽ làm vỏ bánh bị ỉu.

Dùng chảo sâu lòng
lam-banh-xeo-03
Một trong những bí kíp để làm được phần vỏ bánh xèo mỏng và giòn chính là dùng chảo chống dính sâu lòng. Loại chảo này sẽ giúp bạn chiên bánh dễ hơn, giòn hơn và vỏ bánh không bị nát.

Mức lửa chiên bánh

Bạn cần cho dầu vào chảo chờ dầu nóng rồi mới đổ bột bánh vào. Khi đổ bột vào chảo, bạnh chỉ cho một lượng bột vừa phải để vỏ bánh được mỏng và giòn, thường là khoảng một muỗng bột là đủ.

Sau khi đổ bột vào chảo, nhanh tay xoay đều chảo để bột lan đều. Cho nhân bánh vào chảo. Đậy nắp lại trong 2 phút và để lửa nhỏ để bánh chín. Tránh để lửa quá lớn khiến vỏ bánh bị cháy. Thêm một chút dầu vào xung quanh chảo để viền bánh được giòn.
lam-banh-xeo-04
Khi bánh đã chín vàng giòn thì gập đôi và gắp bánh ra đĩa.

Bánh xèo chiên giòn sẽ được ăn kèm với các loại rau sống như xà lách, rau cải, các loại rau thơm và chấm cùng nước mắm chua ngọt.

Viết một bình luận