Loại quả xưa dành cho người nghèo, giá rẻ như cho nay thành đặc sản 200.000 đồng/kg được ưa chuộng, là “khắc tinh của ung thư”

178

Loại quả này mọc đầy ở các miền quê của Việt Nam, có nhiều công dụng với sức khỏe, là khắc tinh của bệnh ung thư.

Sung là loại quả vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Cây sung mọc dại ở bờ ao, ven đường, hoặc được trồng để là cảnh. Quả sung mọc theo chùm, hình cầu dẹt ở đáy, khi chín có màu nâu đỏ hoặc chuyển sang đỏ thẫm. Tháng 12 đến tháng 3 âm lịch năm sau là thời điểm quả sung vào mùa.

Loại quả xưa dành cho người nghèo, giá rẻ như cho nay thành đặc sản 200.000 đồng/kg được ưa chuộng, là amp;#34;khắc tinh của ung thưamp;#34; - 1

Trước đây, quả sung chín rụng đầy gốc, không mang lại giá trị kinh tế. Chỉ có đám trẻ con trong xóm hái xuống ăn chơi hoặc làm sung muối. Những năm gần đây, sung trở thành đặc sản ở thành phố, được các chị em ưa chuộng, đặc biệt là sung nếp.

Theo đó, quả sung có thể chấm muối ăn, hơi chát và ngọt nhẹ, hoặc thái nhỏ ra muối xổi, ăn kèm với ốc luộc, ốc xào. Tại các chợ, sung được bán với giá khá rẻ, khoảng 20.000 đồng/kg sung nếp. Trong khi đó, sung sấy khô có giá đắt hơn, lên tới 200.000 đồng/kg.

Sung khô có 2 loại, loại thái miếng và loại nguyên quả. 10kg sung tươi mới làm thành 1kg sung khô nên giá đắt đỏ. Loại này có thể để hãm nước nước uống hoặc ngâm rượu, có nhiều công dụng đối với sức khỏe.

Loại quả xưa dành cho người nghèo, giá rẻ như cho nay thành đặc sản 200.000 đồng/kg được ưa chuộng, là amp;#34;khắc tinh của ung thưamp;#34; - 2

Một quả sung tươi nhỏ (40 gram) chứa 30 calo, 8g carbs, 1g chất xơ cùng các chất magie, kali, vitamin B6, vitamin K… Trong y học cổ truyền, sung tươi, khô, ép đều có những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.

Ngăn ngừa ung thư

Quả sung là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, không chỉ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh mà còn phòng ngừa và chống lại một số loại ung thư hiệu quả.

Quả sung chữa bệnh ung thư theo cơ chế hỗ trợ điều trị, phòng và ngăn ngừa chúng ngay từ đầu. Một số nghiên cứu cho thấy quả sung làm ức chế hoàn toàn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư và hiệu quả gấp 10 lần so với các phương pháp điều trị khác. Nhựa của loại quả này khi còn xanh có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư như: Ung thư mô liên kết, ung thư vú tự phát, sarcoma hạch bạch huyết… Ngoài ra còn có thể làm chậm quá trình di căn hiệu quả.

Thúc đẩy quá trình tiêu hóa

Quả sung rất giàu chất xơ và pectin, thường được sử dụng để cải thiện sức khỏe tiêu hóa.

Một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng trên những bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích với triệu chứng chính là táo bón cho thấy rằng ăn 45 gam quả sung khô hàng ngày có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng như táo bón.

Loại quả xưa dành cho người nghèo, giá rẻ như cho nay thành đặc sản 200.000 đồng/kg được ưa chuộng, là amp;#34;khắc tinh của ung thưamp;#34; - 3

Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Theo một nghiên cứu được công bố bởi các nhà nghiên cứu từ Trường Khoa học Dinh dưỡng, Đại học Bang Pennsylvania (Hoa Kỳ), ăn 3/4 cốc hỗn hợp trái cây sấy khô (khoảng 120 gam, bao gồm cả quả sung khô) mỗi ngày trong 4 tuần, những người thừa cân hoặc có các yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch, lipoprotein mật độ cao đã tăng lên – thứ giúp vận chuyển chất béo và loại chất béo này là thành phần giúp hình thành nên màng tế bào. Tuy nhiên, những kết luận này cần thêm các thử nghiệm trên người để làm rõ.

Chữa bệnh tiểu đường

Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, sung là quả có chất xơ cao giúp chức năng kiểm soát bệnh tiểu đường. Trong quả sung chứa lượng kali lớn giúp ổn định lượng đường huyết trong máu bằng cách điều hòa lượng insulin thích hợp cho người có chỉ số đường huyết cao, bệnh nhân tiểu đường phải thường xuyên tiêm insulin. Do đó, những người có đường huyết cao, tiểu đường có thể ăn sung trong cuộc sống hằng ngày.

Nghiên cứu từ Đại học bang Colorado (Mỹ) cũng cho biết, các dưỡng chứa trong quả sung như coumarin, pectin, beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt, kẽm… có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Tốt cho xương

Ít người biết rằng sung cũng là một trong những thực phẩm tốt nhất xương.

Theo đó, loại quả này chứa hàm lượng chất chống oxy hóa và chất xơ cao. Một số nghiên cứu đã cho thấy quả sung rất giàu canxi chứa nhiều gấp 3,2 lần so với các loại trái cây khác. Cứ 28g sung lại cung cấp 5% lượng canxi cần thiết mà cơ thể cần trong ngày.

Những người không nên ăn sung:

– Người bị bệnh sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang: Vì trong quả sung chứa nhiều oxalate nên những người mắc bệnh thận khi ăn quả sung chất oxalate sẽ kết hợp với canxi tạo thành sỏi.

– Người có da nhạy cảm: Nếu là người có làn da nhạy cảm, dễ dị ứng thì tốt nhất không nên ăn quả sung vì dễ gây ra các tình trạng như viêm mũi, viêm màng kết và sốc phản vệ.

– Người có xuất huyết trực tràng, đau dạ dày: Theo đông y, đặc tính của quả sung chín là nóng, ăn nhiều sẽ gây xuất huyết trực tràng hoặc làm đau dạ dày. Ngoài ra, khi đang mắc bệnh xuất huyết trực tràng thì không nên ăn quả sung vì sẽ làm cơ thể chảy máu không ngừng, ăn sung nhiều còn làm cơ thể bị thiếu máu.