Vì sao gia đình nào cũng nên thêm khoai sọ vào thực đơn mỗi ngày?

124

Khoai sọ không chỉ là món ăn ngon mà còn có nhiều công dụng trong chữa bệnh, mọi người nên biết.

khoai sọ chữa bệnhKhoai sọ là món ngon được mọi người ưa chuộng.

Khoai sọ vốn là thực phẩm quen thuộc, được chế biến thành nhiều món ngon được mọi người ưa chuộng. Vào những ngày hè nóng nực, một bát canh cua khoai sọ nấu với rau rút, rau muống cũng đủ để giải nhiệt cơ thể bởi hương vị ngọt đằm mà thanh mát.

Củ khoai sọ có 2 loại, loại mọc hoang dại và loại được trồng. Loại mọc hoang dại thường có màu tím, khi ăn thì phá khí, không bổ dưỡng. Còn loại củ khoai trồng ăn sẽ bở, có bột màu trắng , vỏ hơn dính, trơn, là thực phẩm có tính bình, giúp điều hoà nội tạng, có thể dùng để chữa được hư lao yếu sức.

Theo như nghiên cứu cho thấy, trong 100g củ khoai sọ tươi có chứa những thành phần là: nước 60g, ; xenlulo 1,2gprotit 1,8g, lipit 0,1g; gluxit 26,5g; 64mg canxi, 75mg phot pho, 1,5mg sắt, 0,03mg vitamin B2; 0,02mg caroten; 0,06mg vitamin B1;  0,1mg vitaminPP; 4mg vitamin C. Còn trong 100g củ khoai sọ khô có thành phần là: 15g nước;2,2g lipit; 3,1g protit; 73g gluxit; 3,1g xenlulo và 3,6g chất khoáng toàn phần.

Theo Đông y, lá khoai sọ, khoai môn có vị cay, tính  bình, có độc; củ vị ngọt cay, tính  bình; vào tỳ thận. Có tác dụng ích khí bổ thận, phá huyết tán kết, khu phong, chỉ thống, trừ đàm tiêu thũng.

Lưu ý:

– Nhiều người hay nhầm lẫn khoai sọ với khoai môn. Khoai sọ có kích thước nhỏ, tròn trịa còn khoai môn củ lớn hơn, hơi dài chứ không tròn. Khoai sọ ăn rất bùi, thơm, dẻo, ngon hơn khoai môn.

– Khi ăn khoai sọ luộc thì bạn nên rửa sạch khoai, luộc cả vỏ rồi mới bóc ăn sẽ bớt ngứa, khoai được khô hơn là cạo sạch vỏ.

– Khi bạn nấu canh, khoai sọ gọt vỏ, cắt làm đôi hoặc làm bốn, ngâm vào nước muối khoảng 15 – 20 phút cho khoai bớt nhớt rồi chần qua nước sôi để tránh ngứa khi ăn.

Khoai sọ, khoai môn là thực phẩm rất quen thuộc, chế biến thành nhiều món ăn ngon được nhiều người ưa chuộng.

Chúng chứa nhiều tinh bột, lipid, đường, chất xơ, sinh tố và khoáng chất (Fe, Ca, P) và nhiều acid amin. Các chất xơ trong khoai giúp tăng hoạt động hấp thu của ruột và tác dụng nhuận tràng chống táo bón; các acid béo chưa no linoleic và linolenic có tác dụng làm hạ huyết áp, giãn mạch, giảm cholesterol máu.
Theo Đông y, lá khoai sọ, khoai môn có vị cay, tính  bình, có độc; củ vị ngọt cay, tính  bình; vào tỳ thận. Có tác dụng ích khí bổ thận, phá huyết tán kết, khu phong, chỉ thống, trừ đàm tiêu thũng.
khoai sọ

Khoai sọ, khoai môn là thực phẩm rất quen thuộc, chế biến thành nhiều món ăn ngon được nhiều người ưa chuộng.

Một số món ăn thuốc từ khoai sọ

Canh cua khoai sọ: cua đồng 200g, khoai sọ 60g, rau rút 1 mớ. Cua đồng bỏ yếm và mai, rửa sạch giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn; khoai sọ cạo bỏ vỏ, rửa sạch bổ miếng vừa ăn, rau rút lấy phần lá, cọng non, bỏ rễ và bấc ngắt đoạn, rửa sạch. Cho khoai vào nước cua, nấu đến khi khoai chín nhừ, cho rau rút vào, đun vừa chín là được. Ăn trong ngày; dùng liền 2 – 3 ngày. Món này tốt cho người tâm trạng bồn chồn, kém ăn ít ngủ.

Xương lợn hầm khoai sọ: khoai sọ 60g, xương cẳng hoặc xương sống lợn 100g. Khoai sọ gọt vỏ rửa sạch, xương lợn chặt thành đoạn ngắn, thêm muối, nước gia vị, đun nhỏ lửa trong 2 giờ, cho ăn ngày 2 lần, có tác dụng khu phong trừ thấp. Món ngày dùng cho người bị nổi ban dị ứng, đau nhức tay chân.

Ngoài ra, khoai sọ, khoai môn còn dược dùng chữa các bệnh:

Thông hầu họng kháng độc: khoai sọ 15 – 20g, rễ kỷ tử 50g. Sắc trong 2 giờ, gạn lấy nước trong cho uống ngày 1 lần.

Uống liên tục 60 ngày. Dùng cho bệnh nhân bị u bướu vùng hầu họng.

Chữa tiêu chảy, lỵ: lá khoai sọ 30g, củ cà rốt 30g, tỏi vài nhánh. Sắc uống.

Chữa mụn nhọt, đầu đinh: củ khoai tươi và giấm, liều lượng bằng nhau. Đun sôi và nghiền nát, đắp vào chỗ đau.

Chữa vết thương kín sưng nề: khoai sọ 120g, hành sống 3 củ. Giã nát, thêm chút rượu trộn đều, bôi đắp qua gạc mỏng trên chỗ đụng giập chấn thương kín có sưng nề bầm tím. Tác dụng: hoạt huyết tiêu viêm.

Trị rắn cắn, ong đốt: lá khoai tươi giã nát, đắp vào chỗ đau.

Chữa mề đay: bẹ lá khoai 60g, rễ cây tai chuột 30g, hồng táo 30g, đường đỏ 30g. Sắc uống.

Chú ý: khoai sọ, khoai môn phải nấu chín kỹ để tránh gây ngứa.