“Báu vật dưới lòng đất” xưa dành cho người nghèo, nay thành đặc sản nổi tiếng khắp nơi, tốt cho sức khoẻ

71

Không chỉ làm thành những món ăn ngon, củ khoai từ còn có những công dụng đặc biệt đối với sức khoẻ mà ít người biết tới.

Ngô, khoai, sắn là những thứ gắn với cuộc sống của người dân Việt Nam từ xa xưa. Khi đó, gạo là thứ xa xỉ, những loại củ này chính là thứ “cứu đói”. Ngày nay, khi cuộc sống đủ đầy và khấm khá hơn, có đủ các món ngon thì ngô, khoai, sắn trở thành đặc sản được người thành phố ưa chuộng, trong số đó phải kể tới củ khoai từ.

Củ khoai từ còn có tên gọi khác là củ từ, tên khoa học là Dioscorea esculenta (Lour) Burk, nguồn gốc từ châu Phi, châu Á và vùng Caribe. Vỏ ngoài của củ từ có màu nâu nhìn trông như vỏ cây, nhiều lông cứng mọc trên bề mặt vỏ. Đây là điểm khác biệt giữa củ khoai từ là các loại khoai khác.

amp;#34;Báu vật dưới lòng đấtamp;#34; xưa dành cho người nghèo, nay thành đặc sản có hương vị lạ ở thành phố, 260.000 đồng/kg - 1

Củ khoai từ từng gắn với những ngày nghèo khó

Đươc biết, khoai từ có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên cây sẽ phát triển tốt nhất khi trồng ở đất tơi xốp, dễ thoát nước. Tuỳ điều kiện thổ nhưỡng mà chất lượng củ từ khác nhau.

Ở chợ hay siêu thị tại Hà Nội, củ khoai từ được bán với giá khoảng 70.000 đồng/kg. Nếu gặp được mẻ khoai ngon, củ nào củ nấy tròn ủng, bở bung, ngọt thanh. Có thể luộc củ từ lên chấm với đường hoặc đem hầm xương, nấu chè, trộn salad đều vô cùng hấp dẫn.

“Mình nhớ hồi bé, trong vườn nhà có mấy bụi khoai từ, mẹ mang vào luộc cho cả nhà ăn bữa chiều. Củ từ còn nóng hổi, đem chấm với đường thì ngon ngọt vô cùng. Bây giờ mọi người làm thành nhiều món ngon, hấp dẫn hơn như nấu chè, nướng, nấu canh xương nhưng hương vị của củ từ chấm đường hồi bé vẫn khiến mình nhớ mãi không quên”, bạn Ngọc Anh (ở Hà Nam) kể.

amp;#34;Báu vật dưới lòng đấtamp;#34; xưa dành cho người nghèo, nay thành đặc sản có hương vị lạ ở thành phố, 260.000 đồng/kg - 2

Hiện nay chúng được nhiều người thành phố ưa chuộng, vừa lạ miệng vừa tốt cho sức khoẻ

Theo Ngọc Anh, khi chọn khoai từ không nên chọn những củ có vết bầm hay giập, tránh việc mua những củ khoai to vì có nhiều xơ và sẽ không ngon khi chế biến. Củ từ tươi thường có nhiều nhớt, nhựa, là do một phức hợp của đường và protein tạo nên. Để rửa nhầy này, bạn chỉ cần rửa nước ấm 40 độ, ngâm củ khoai trong đó vài phút.

Củ khoai giàu dưỡng chất, cung cấp chất xơ dồi dào và cả các khoáng chất khác như đồng, sắt, kali và mangan,… tốt cho sức khoẻ.

Những công dụng của củ từ đối với sức khoẻ:

Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng

Củ khoai từ chứa nhiều protein, vitamin và các nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe. Ngoài ra trong khoai từ còn có lượng chất xơ cao, giúp kích thích nhu ruột và cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.

Tăng cường chức năng não bộ

Trong củ khoai từ có chứa hợp chất diosgenin, chất có khả năng thúc đẩy tăng trưởng các tế bào thần kinh não bộ và giúp não luôn khỏe mạnh.

Hơn nữa, diosgenin còn giúp cải thiện trí nhớ và tư duy, do vậy mà bạn có thể sử dụng củ khoai từ để cải thiện và tăng cường chức năng não bộ hiệu quả.

Giúp cải thiện khả năng miễn dịch

Các nghiên cứu phát hiện ra, chiết xuất khoai từ có thể cải thiện sự gia tăng của các tế bào miễn dịch, do đó cải thiện sức đề kháng của cơ thể đối với các bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa.

amp;#34;Báu vật dưới lòng đấtamp;#34; xưa dành cho người nghèo, nay thành đặc sản có hương vị lạ ở thành phố, 260.000 đồng/kg - 3

Củ khoai từ có chứa nhiều khoáng chất bổ dưỡng

Bảo vệ đường tiêu hóa

Kết cấu của khoai từ tương đối tinh tế, hàm lượng chất xơ thô tương đối nhỏ, ít gây kích ứng đường tiêu hóa. Chất mucin độc đáo của nó cũng có thể giữ ẩm cho niêm mạc dạ dày, bảo vệ thành dạ dày và bảo vệ đường tiêu hóa.

Có đặc tính chống ung thư

Thành phần của củ khoai từ có chứa nhiều vitamin C, một lượng nhỏ vitamin A và cả beta carotene. Những chất này đều là những chất chống oxy hóa mạnh và cần thiết đối với cơ thể.

Các chất oxy hóa này có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể, từ đó hạn chế sự hình thành và phát triển của các tế bào gây ung thư.