Sản phẩm này ở con lợn chứa lượng sắt cao, ăn vào dưỡng huyết, dưỡng nhan, nhiều chị em nên ghim lại.
Lợi ích của tiết lợn đối với sức khỏe
Tiết lợn luộc là một loại thực phẩm phổ biến và thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Mặc dù có giá thành rẻ và dễ kiếm, nhưng tiết lợn lại có giá trị dinh dưỡng cao và rất bổ dưỡng. Nó chứa một lượng lớn protein, lớn gấp 4 lần so với thịt lợn, gấp 5 lần so với trứng gà, và thậm chí còn cao hơn cả protein có trong thịt bò và thịt gà. Điều này làm cho tiết lợn trở thành một nguồn protein phù hợp cho mọi lứa tuổi.
Tiết lợn cung cấp cho cơ thể một hàm lượng dinh dưỡng đa dạng và phong phú. Lượng protein trong tiết lợn trung bình chiếm khoảng 74%, tương đương gấp 4 lần so với thịt lợn, 5 lần so với trứng gà, và chứa tất cả 8 loại axit amin cần thiết cho sự phát triển và sức khỏe của cơ thể con người.
Mỗi 100g tiết lợn chứa đến 16g protein, một lượng cao hơn so với thịt bò và thịt lợn. Ngoài ra, tiết lợn cũng là nguồn cung cấp chất sắt tự nhiên, giúp phòng ngừa thiếu sắt trong máu, các bệnh về tim mạch, tắc mạch ở người cao tuổi, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Hàm lượng sắt trong tiết lợn cung cấp lượng máu đầy đủ cho cơ thể và giúp giảm cảm giác khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt. Việc ăn tiết lợn thường xuyên có thể bổ sung sắt và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, giúp da trở nên tươi sáng và mịn màng mà không cần phải sử dụng mỹ phẩm đắt tiền.
Ngoài protein và chất sắt, tiết lợn còn chứa vitamin K, có tác dụng thúc đẩy quá trình đông máu hiệu quả khi cần thiết. Đặc biệt, tiết lợn cung cấp cả một loạt nguyên tố vi lượng quan trọng, có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư ác tính. Các chất có trong tiết lợn còn có khả năng tổn hại hoặc tiêu diệt tế bào xấu gây hại cho cơ thể, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục của các mô bị tổn thương. Từ đó, việc ăn tiết lợn có thể giúp phòng ngừa bệnh ung thư một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, không nên ăn tiết lợn sống. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích việc hấp chín tiết lợn và kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo thành các món ăn bổ dưỡng như tiết xào lá xương sông, tiết lợn sốt mỡ hành, giúp tăng cường sức khỏe và làm phong phú bữa ăn gia đình.
Canh tiết lợn nấu hẹ
Nguyên liệu cần có:
Tiết lợn
Hẹ
Gia vị cơ bản
Sơ chế nguyên liệu:
Tiết heo trộn thêm nước sạch với tỷ lệ 1:1,5 (1 tiết, 1,5 nước), khuấy đều nhẹ nhàng cho hỗn hợp tan đều với nhau. Để yên 10 phút cho tiết đông lại. Khi tiết đông thì bạn dùng dao cắt tiết thành các miếng nhỏ vừa ăn (không nhỏ quá tránh bị nát tiết khi nấu).Rau hẹ rửa sạch, bỏ lá hư, cắt khúc ngắn vừa ăn.
Cách nấu canh:
Lấy một lượng nước vừa đủ dùng cho lên bếp đun sôi. Nước sôi thì cho tiết vào luộc, vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun cho tiết chín mềm. Thường xuyên vớt bọt để nước canh trong hơn.Khi tiết đã chín thì bạn cho lá hẹ vào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Đợi canh sôi bùng trở lại thì tắt bếp.Múc canh ra tô, cho một chút tiêu lên trên và thưởng thức khi còn nóng.
Canh tiết lợn nấu cay
Nguyên liệu cần có:
Tiết lợn
Sả, tỏi, hành củ, ớt
Hành lá, ngò rí
Sa tế
Gia vị cơ bản
Sơ chế nguyên liệu:
Tiết lợn trộn cùng với nước sạch theo tỷ lệ 1,5:1, khuấy đều nhẹ nhàng rồi để yên khoảng 10 – 15 phút để tiết đông lại. Bạn có thể cho thêm một chút tiêu vào trong hỗn hợp để khử mùi tanh của tiết. Sau khi tiết đã đông, bạn dùng dao cắt tiết thành các miếng vừa ăn. Sả, tỏi, hành củ băm nhỏ, ớt cắt nhỏ. Hành lá, ngò rí rửa sạch, cắt nhỏ.
Cách nấu canh:
Cho nồi lên bếp, cho dầu ăn vào, dầu nóng thì cho sả, hành, tỏi, ớt vào xào cho thơm.Cho một lượng nước vừa đủ dùng vào. Cho thêm sa tế và các gia vị cơ bản khác vào, khuấy đều và đun sôi. Nước sôi, cho tiết heo từ từ vào nồi, nấu với lửa vừa cho đến khi tiết chín hoàn toàn.Tiết chín, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, sau đó tắt bếp, cho hành ngò vào. Múc canh ra tô và thưởng thức khi còn nóng. 6 thứ nhân viên siêu thị không bao giờ dám đụng đũa: Nhất là khi giảm giá