Bàn thờ nên để 3 hay 5 chén nước? Làm sai bảo sao Tổ Tiên không ban lộc

104

Thờ cúng đã lâu nhưng không phải ai cũng biết nên để 3 hay 5 chén nước trên bàn thờ.

Chén nước là một vật phẩm không thể thiếu trong việc thờ cúng, dù là trên bàn thờ gia tiên hay bàn thờ Thần Tài. Nước tượng trưng cho sự thuần khiết và trong sạch, việc đặt chén nước trên bàn thờ thể hiện lòng thành kính và sự tôn trọng của con cháu đối với tổ tiên và thần linh.

Bên cạnh đó, trong phong thủy, nước còn là biểu tượng của tài lộc, may mắn. Việc dâng chén nước lên bàn thờ không chỉ thể hiện sự thành tâm mà còn giúp mang lại vượng khí, tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn không biết nên đặt bao nhiêu chén nước trên bàn thờ cho phù hợp.

Bàn thờ nên để 3 hay 5 chén nước?

Chén nước thờ thường được đặt trên một chân kỷ sứ, tạo thành một bộ gọi là kỷ chén. Thông thường, số lượng chén nước trên bàn thờ là số lẻ, phổ biến nhất là 3 chén hoặc 5 chén. Theo quan niệm xưa, số chẵn tượng trưng cho tính âm, trong khi số lẻ tượng trưng cho tính dương. Vì vậy, khi thờ cúng tổ tiên và thần linh, thường sử dụng số lẻ.

Chén nước thờ thường được đặt trên một chân kỷ sứ, tạo thành một bộ gọi là kỷ chén.

Chén nước thờ thường được đặt trên một chân kỷ sứ, tạo thành một bộ gọi là kỷ chén.

Vậy nên đặt 3 hay 5 chén nước trên bàn thờ? Thực tế, cả hai đều phù hợp, và việc chọn 3 hay 5 chén nước tùy thuộc vào quan niệm của từng gia đình và diện tích bàn thờ.

Ý nghĩa bộ chén nước và cách sử dụng trên bàn thờ

Bộ 3 chén nước thường mang ý nghĩa tượng trưng: chén ở giữa thờ Thần, hai chén bên ngoài dành cho bà Cô, ông Mãnh (những người mất trẻ trong dòng họ) và gia tiên.

Còn bộ 5 chén, với 3 chén ở giữa tượng trưng cho Phật và Thánh, trong khi 2 chén bên ngoài tượng trưng cho bà Cô, ông Mãnh và gia tiên. Bộ 5 chén cũng mang ý nghĩa về Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) hoặc Ngũ thường (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín).

Nếu bàn thờ có diện tích nhỏ, hoặc là bàn thờ treo tường, bạn có thể chọn bộ 3 chén nước để tiết kiệm không gian và làm gọn gàng hơn. Trong khi đó, bộ 5 chén thường phù hợp với các bàn thờ có kích thước lớn, hoặc dùng cho bàn thờ Phật, Thánh kết hợp với bàn thờ gia tiên (bàn thờ tam cấp).

Bộ 3 chén nước thường mang ý nghĩa tượng trưng: chén ở giữa thờ Thần, hai chén bên ngoài dành cho bà Cô, ông Mãnh (những người mất trẻ trong dòng họ) và gia tiên.

Bộ 3 chén nước thường mang ý nghĩa tượng trưng: chén ở giữa thờ Thần, hai chén bên ngoài dành cho bà Cô, ông Mãnh (những người mất trẻ trong dòng họ) và gia tiên.

Lưu ý khi đặt kỷ chén nước trên bàn thờ

Kỷ chén trên bàn thờ có nhiều mẫu mã và chất liệu khác nhau như gốm, sứ phủ men, men rạn,… Tuy nhiên, nếu bàn thờ sử dụng đồ thờ bằng gốm, bạn không nên chọn kỷ nước bằng đồng. Ngược lại, nếu bàn thờ sử dụng bộ thờ bằng đồng, thì không nên dùng kỷ nước bằng sứ.

Bạn có thể chọn kỷ nước dạng khum tròn hoặc phân bậc, tùy theo sở thích của gia đình, nhưng cần đảm bảo sự đồng bộ với các vật phẩm khác trên bàn thờ.

– Khi đặt kỷ chén trên bàn thờ, bạn cần lưu ý một số điều sau:

– Không đặt chén nước phía sau bát hương, mà nên đặt trước mâm bồng.

– Khi không dùng, nên hạ chén xuống, tránh để chén rỗng trên bàn thờ.

–  Không nên sử dụng chén bị nứt vỡ hoặc rạn, nếu bộ kỷ chén có dấu hiệu này cần thay ngay bộ mới.