Đem gừng ngâm với giấm: Có ngay vị thuốc quý công dụng tuyệt vời ai cũng thích

21

Gừng ngâm giấm là một vị thuốc quý, có nhiều tác dụng với sức khoẻ. Để đạt được hiệu quả đó, rất đơn giản, chỉ cần bạn ăn 2 lát gừng ngâm giấm mỗi ngày.

Gừng ngâm giấm là một vị thuốc quý, có tác dụng giúp giảm đau dạ dày, chữa mất ngủ kinh niên, cảm lạnh, hỗ trợ giảm cân, ngăn rụng tóc, giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm khớp. Để đạt được hiệu quả đó, rất đơn giản, chỉ cần bạn ăn 2 lát gừng ngâm giấm mỗi ngày.

Tác dụng của gừng trong đời sống

gung-ngam-giam-1

Gừng là gia vị rất quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình. Về mùa lạnh, gừng được dùng nhiều hơn để phòng cảm lạnh. Trong Đông y, gừng được chia thành 2 loại chính đó là gừng tươi (Sinh Khương) và gừng khô (Can Khương) với 2 dược tính cũng khác nhau.

Đặc điểm chung của gừng đó là có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn, ôn trung, cầm nôn, tiêu đàm, giải độc. Nó có công dụng chữa cảm mạo phong hàn, nôn và buồn nôn do tỳ vị hư hàn, các bệnh rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, chữa ho do ngoại cảm phong hàn hoặc ho lâu ngày do bị viêm phế quản cấp, mạn tính.

Trong nấu ăn, bạn nên dùng gừng tươi với mùi thơm, kích thích vị giác và phòng ngừa ngộ độc, tán hàn giải biểu. Gừng tươi sẽ khiến cơ thể đổ mồ hôi, toát nhiệt ra bên ngoài. Công dụng này của gừng sẽ phát huy tốt nhất nếu cơ thể vừa nhiễm hàn lạnh như trúng gió, dính nước mưa. Bạn chỉ cần pha cốc nước ấm nóng gừng với mật ong.

02 cách làm gừng ngâm giấm

gung-ngam-giam-5

Các sách Đông y ghi chép lại bài thuốc gừng ngâm giấm giúp ngăn ngừa bệnh tật, giúp chữa mất ngủ, cảm lạnh, hỗ trợ xương khớp, giảm cân. Để làm gừng ngâm giấm bạn hãy có thể tham khảo một trong hai cách sau đây:

+ Cách 1:

Đầu tiên, bạn lấy 0,5kg gừng tươi, giấm gạo hoặc giấm táo và 01 chiếc lọ thủy tinh có nắp đậy kín.

Bạn rửa sạch củ gừng rồi sau đó thái lát mỏng. Lưu ý, bạn hãy chọn gừng còn tươi mới có hiệu quả, giúp cho việc lưu thông máu và hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Tiếp theo, xếp gừng vào trong bình thủy tinh rồi cho thêm 200ml giấm. Sau đó, đóng chặt nắp bình và bảo quản trong tủ lạnh. Ngâm gừng trong giấm chừng khoảng 7 ngày thì lấy ra dùng.

+ Cách 2:

Đầu tiên, bạn cho giấm vào nồi, nấu trên lửa nhỏ đến khi sôi thì tắt bếp, thêm đường vào, nêm nếm để hỗn hợp có vị chua ngọt vừa phải.

Khi giấm nguội, bạn hãy cho gừng cắt lát vào lọ thủy tinh, sau cho giấm vào, đậy kín, để khoảng 1 ngày là có thể dùng được. Hãy bảo quản giấm gừng ở nơi thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh.

Cách sử dụng gừng ngâm giấm đạt hiệu quả cao nhất

– Bạn hãy ăn 2 đến 3 lát gừng cùng bữa sáng.

– Không được ăn gừng khi bụng đói vì có thể làm tổn thương dạ dày do gừng có tính nóng.

– Mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 3 lát gừng, nếu ăn quá nhiều không tốt, không dùng liên tục món này trong thời gian dài.

– Người bị viêm khớp, mỡ máu có thể lấy thêm khoảng 20ml nước giấm để tăng thêm tác dụng.

– Không nên ăn gừng vào buổi tối. Nhưng trước khi ngủ, bạn có thể cho vài lát gừng ngâm giấm vào chậu nước ấm ngâm chân khoảng 30 phút cho đến khi nước nguội hẳn. Bạn dùng liên tục trong khoảng thời gian một tháng rưỡi, làn da của bạn chắc chắn sẽ được cải thiện, chứng mất ngủ cũng không còn.