Có một loại rau dại mọc trên khắp Việt Nam, xưa nhổ bỏ không hết nay thành đặc sản được săn lùng giá bán tới 200.000đ/kg đó là rau má.
Nghiên cứu cho thấy, trong rau má rất giàu các beta carotene, saponin, canxi, kali, kẽm, phốt pho, vitamin C, K, nhóm B… Ăn loại rau này thường xuyên rất tốt cho sức khỏe. Nó có tác dụng cải thiện trí nhớ, phục hồi vết thương, trị say nắng, viêm amidan, tốt cho bệnh gan, dạ dày, tiểu đường…
Người ta thường đem rau má làm nộm, nấu canh, ăn sống, làm nước uống hoặc sắc lấy nước, phơi khô làm trà.
Cách làm món nộm rau má:
Nguyên liệu làm nộm rau má
– Rau má: 2 mớ
– Cà rốt: 1 củ
– Thịt lợn: 300g
– Tôm tươi: 300g
– Tỏi, ớt
– Lạc rang, hành khô (nếu có)
– Nước mắm
– Đường
Cách làm nộm rau má tôm thịt
1. Rau má chọn mớ non đem nhặt bỏ phần rễ, lá vàng rồi đem rửa lại nhiều lần với nước cho sạch cặn bẩn.
Ngâm rau má trong nước muối loãng chừng 5 phút để loại bỏ toàn bộ đất bẩn còn sót lại. Sau khi ngâm xong, bạn vớt rau ra rồi để vào ngăn mát tủ lạnh. Bằng cách này rau má sẽ giòn, ngon hơn bình thường.
2. Cà rốt rửa sạch, nạo vỏ rồi bào thành từng sợi dài. Cà rốt giòn ngọt sẽ làm tăng thêm hương vị và màu sắc cho món ăn.
3. Thịt lợn chọn phần ba chỉ hoặc nạc vai tùy thích. Rửa thịt thật sạch rồi đem luộc chín. Bạn nhớ cho thêm 1 củ hành, mẩu gừng vào nồi thịt luộc để khử mùi hôi nhé.
4. Tôm tươi bạn rửa sạch, rút bỏ phần chỉ đen ở lưng rồi cho vào nồi luộc chín. Không nên luộc tôm quá lâu dễ khiến thịt tôm bị dai, teo và mất đi vị ngọt thơm.
Gắp tôm ra bát, chờ tôm nguội thì bóc vỏ.
5. Thịt ba chỉ thái thành từng miếng vừa ăn. Bạn có thể thái miếng mỏng, to bản tùy vào sở thích.
6. Phần sốt trộn nộm rau má rất quan trọng. Giống như nhiều món gỏi nộm khác, nộm rau má tôm thịt sử dụng sốt nước mắm chua ngọt. Bạn pha nước sốt gồm: 2 thìa nước mắm : 2 thìa đường : 1.5 thìa nước cốt tắc (quất) hoặc thay thế bằng 1 thìa nước cốt chanh. Dùng thìa trộn đều để các gia vị tan ra và hòa quyện với nhau. Cuối cùng bạn cho tỏi ớt băm nhỏ vào. Nếm thấy sốt có vị chua ngọt hài hòa là được.
7. Lần lượt cho rau má, cà rốt, tôm, thịt vào bát tô rồi rưới nước sốt trộn gỏi lên trên. Dùng tay trộn thật đều để các nguyên liệu ngấm gia vị.
8. Để chừng 3 – 5 phút cho các nguyên liệu ngấm gia vị rồi bạn gắp nộm ra đĩa và thưởng thức.
Nộm rau má tôm thịt ăn rất ngon và mát. Ngoài giàu dinh dưỡng, món ăn này còn có màu sắc đẹp mắt và hương vị thơm ngon. Rau má cùng cà rốt giòn ngon, thanh mát. Thịt lợn béo ngậy, tôm thanh ngọt, nước mắm đậm đà. Tất cả những hương vị trên hòa quyện tạo thành một món ăn vô cùng hấp dẫn.
Bí quyết làm nộm rau má tôm thịt ngon
Cách làm nộm rau má tôm thịt rất đơn giản nhưng để có món ngon chuẩn vị thì chắc chắn bạn phải chọn được nguyên liệu tươi ngon.
Rau má
– Ưu tiên chọn những bó rau màu xanh tươi, phần thân mọng nước. Tránh mua rau bị dập nát, lá héo vàng. Vì rau má có mùi đặc trưng nên bạn có thể ngửi mùi để biết rau có tươi ngon hay không nhé.
– Tránh mua rau má có màu xanh đậm vì loại này thường già, ăn bị xơ và đắng.
Thịt lợn
– Nên chọn phần thịt có cả nạc và mỡ như ba chỉ, nạc vai… để món ăn có độ béo ngậy nhất định, không bị khô.
– Khi mua thịt lợn bạn cũng cần chú ý chọn miếng thịt có màu hồng tươi, không có mùi lạ và độ đàn hồi tốt.
Tôm
– Nên mua tôm tươi, vỏ sáng bóng, phần đầu và thân tôm gắn chặt với nhau không bị tách rời.
– Tôm có mùi tanh đặc trưng, không xuất hiện mùi lạ hoặc hôi, thối.
Rau má có tác dụng gì?
Rau má là loại rau rất tốt cho sức khỏe thường được dùng như một loại rau sạch với nhiều cách chế biến như dùng làm rau sống, rau luộc, rau xào, nấu canh rau hay làm nước ép rau má
Trong Y Học Cổ Truyền, rau má là một loại thảo dược có nhiều tác dụng hữu ích, thường được sử dụng làm thuốc để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng như:
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Bệnh zona
Bệnh phong, tả, lỵ
Bệnh giang mai
Bệnh cảm thông thường, cúm, H1N1 (cúm lợn),
Lao và bệnh sán máng.
Rau má giúp điều trị tình trạng mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, rối loạn tâm thần, bệnh Alzheimer và cải thiện trí nhớ.
Rau má còn được dùng để chữa lành vùng da bị thương, chấn thương và các vấn đề lưu thông máu bao gồm cục máu đông ở chân và giãn tĩnh mạch.
Trong dân gian còn sử dụng loài cây này để trị say nắng, viêm amidan, viêm màng phổi, viêm gan, vàng da, lupus đỏ hệ thống, đau dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu, viêm loét dạ dày, động kinh, hen suyễn, tiểu đường.
Trong y học Ấn Độ, rau má được coi là một loại thuốc bổ, tăng dinh dưỡng và làm thuốc lợi tiểu.
Một số nghiên cứu cho thấy loài cây này có tác dụng chữa loét đường tiêu hóa, làm liền sẹo bên trong và bên.
Lưu ý khi ăn rau má:
Không nên sử dụng rau má quá 6 tuần liên tiếp nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
Không nên dùng rau má đối với những người người có tiền sử mắc bệnh gan hoặc đã từng mắc các bệnh tổn thương da, ung thư cũng không nên dùng.
Liều dùng của loại rau này có thể khác nhau đối với từng người, phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc và bác sĩ để có một liều dùng thích hợp