‘Dắt xe máy không phải điều khiển phương tiện giao thông’, dắt xe máy không vi phạm nồng độ cồn

87

Trường hợp, ngay sau khi có nồng độ cồn chỉ dắt xe sẽ không bị xử phạt vi phạm về nồng độ cồn.

Câu hỏi: Dắt xe có vi phạm nồng độ cồn?

Trả lời: Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Đồng thời, Nghị định 100/2019 (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021) cũng quy định các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Căn cứ các quy định trên, người dắt bộ xe máy đi về không thuộc trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông, nên không bị xử phạt vi phạm về nồng độ cồn. Như vậy trong tình huống trên, ngay từ đầu sau khi uống rượu bạn đã không điều khiển xe, nên sẽ không bị xử phạt vi phạm về nồng độ cồn.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý nếu sau khi uống rượu, bia vẫn điều khiển xe và chỉ cố tình dắt xe qua chốt kiểm tra nồng độ cồn thì đây là hành vi nhằm đối phó với lực lượng chức năng, hoàn toàn có thể bị kiểm tra, xử phạt vi phạm nồng độ cồn. Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe, an toàn tính mạng cho mình và những người điều khiển phương tiện cũng như người đi đường khác thì khi đã uống rượu, bia nên chủ động gọi taxi hoặc nhờ người không uống rượu, bia chở về.

Báo tin vi phạm giao thông ở đâu, gửi như thế nào để nhận thưởng lên tới 5 triệu?

Hỗ trợ đến 5 triệu khi cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm giao thông

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách Nhà nước. Trong đó, Điều 5, 6 và 7 của Nghị định này quy định về nội dung chi, mức chi kinh phí thu được từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông.

Một trong những điểm đáng chú ý trong Nghị định này là nội dung khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tư, an toàn giao thông.

Theo đó, mức chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm giap thông của 01 vụ, việc không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tối đa 5 triệu đồng/vụ, việc.

Báo tin vi phạm giao ở đâu, gửi như thế nào để nhận thưởng lên tới 5 triệu?

Người dân có thể gửi phản ánh về hành vi vi phạm giao bằng nhiều cách khác nhau như thông qua ứng dụng VNeTraffic; đến trực tiếp trụ sở đơn vị Cảnh sát giao thông nơi xảy ra vụ việc để gửi clip vi phạm; gửi hình ảnh, clip vi phạm qua thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng của đơn vị Cảnh sát giao thông; gửi hình ảnh, clip vi phạm qua đường bưu điện đến đơn vị cảnh sát giao thông nơi xảy ra vụ việc.

Cách gửi clip vi phạm giao thông qua ứng dụng VNeTraffic

Người dân có thể báo tin vi phạm giao thông qua ứng dụng VNeTraffic.

Người dân có thể báo tin vi phạm giao thông qua ứng dụng VNeTraffic.

Đầu tiên, người dân cần cài đặt ứng dụng VNeTraffic vào điện thoại thông minh và đăng ký tài khoản. Nếu đã cài đặt ứng dụng từ trước, hãy cập nhật lên phiên bản mới nhất.

Mở ứng dụng VNeTraffic. Tại màn hình Trang chủ, nhấn vào mục “Tạo phản ánh” hoặc nhấn nút (+)).

Tạo màn hình tạo phản ánh, người dân cần nhập các thông tin liên quan đến phản ánh. Khi đã hoàn thành, gấn nút “Gửi phản ánh” để hoàn tất.

Lưu ý, các trường thông tin có dấu (*) là bắt buộc phải nhập.