Nhiều lá cây ở trong vườn là thần dược chữa bệnh vô cùng hiệu quả.
Lá xoài
Lá xoài có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh thận và sỏi mật.
Lá xoài có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh thận và sỏi mật. Lựa chọn những lá xoài non, không sâu, nghiền nát mịn và phơi khô trong bóng râm. Pha bột này với nước về để qua đêm là cách tự nhiên để đánh tan viên sỏi thận, giúp bệnh nhân tán sỏi một cách dễ dàng.
Đinh lăng
Đinh lăng không chỉ là cây cảnh mà còn là vị thuốc có giá trị. Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ… Rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu. Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy. Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng. Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi đối với cơ thể.
Lá bàng chữa bệnh
Để chữa chứng cảm sốt kèm theo nhức đầu, lấy 15 g lá bàng khô, 5 g lá hoắc hương, 10 g vỏ quýt, 3 lát gừng tươi rồi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống hai lần trước khi ăn khoảng 15 phút và uống ngay khi nước còn nóng.
Ngoài ra, dùng lá bàng tươi hay búp bàng phơi khô đun nước uống thay nước chè giúp bạn thoát khỏi bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, giải khát, làm ra mồ hôi…
Lá tươi xào lên cho nóng rồi bó vào nơi đau nhức có tác dụng giảm đau.
Búp non phơi khô, tán bột rồi rắc vào những chỗ ghẻ ngứa làm se da, hết ngứa.
Sắc nước lá bàng đặc ngậm giúp giảm nhức răng, tuy nhiên sẽ làm cho răng bị vàng do chất chát trong lá bám vào.
Chữa bệnh với cây cúc tần
Lá cúc tần tươi 2 phần, lá sả một phần, lá chanh một phần (mỗi phần khoảng 8-10g) đem sắc với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông.
Cũng có nơi nhân dân dùng lá cúc tần phối hợp với lá bàng (có tính mát) và lá hương nhu, sắc uống có công dụng chữa cảm sốt.