Những loại rau này vốn là rau rừng, rau dại nhưng ngày nay là trở thành đặc sản, có giá thành khá cao.
Rau thối
Theo tiếng Thái, rau thối được gọi là pắc nam. Đây là loại rau mọc dại ở vùng rừng Tây Bắc. Đúng như tên gọi của nó, rau thối có mùi khó chịu đặc trưng không phải ai cũng có thể chịu được. Tuy nhiên, nếu đã ăn được loại rau này thì sẽ rất dễ bị “nghiện”.
Rau thối có nhiều nhất vào khoảng tháng 3, tháng 4 hằng năm. Đối với bà con vùng núi Tây Bắc, đây chính là “lộc trời”. Loại rau này có mùi khó ngửi nhưng lại là đặc sản được nhiều người săn lùng, giá thành không hề rẻ.
Rau thối (bên trái) và rau dớn là những loại rau rừng trở thành đặc sản được nhiều người tìm mua.
Rau dớn
Cây rau dớn có ngoại hình hao hao giống cây dương xỉ nên có thể khiến nhiều người nhầm lẫn. Rau dớn mọc nhiều ở các vùng núi rừng, ven bờ suối, bờ sông. Loại rau này có thể đem luộc hay xào tỏi đều ngon. Rau dớn hiện là đặc sản trong nhiều nhà hàng và giá thành không hề rẻ, có lúc lên tới 200.000 đồng/kg.
Rau càng cua
Rau càng cua vốn là một loại cây mọc dại, không được sử dụng nhiều và thường bị mọi người nhổ bỏ. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, loại rau này lại được “trọng dụng” vì những công dụng của nó đối với sức khỏe. Rau càng cua xuất hiện nhiều hơn trong bữa ăn của các gia đình. Loại rau này có giá không thua kém gì thịt.
Nhắc đến những loại rau rừng là đặc sản thì không thể bỏ qua rau càng cua (bên trái) và rau bò khai.
Rau bò khai
Rau bò khai thường được bắt gặp nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Như tên gọi, loại rau có mùi hơi “khai” nên không phải ai cũng thích hương vị của nó. Trước khi chế biến, người ta sẽ rửa sạch và vò qua lá rau để giảm bớt mùi khai vốn có.
Rau bò khai cần phải tước qua để loại bỏ phần xơ, già, vò kỹ, rửa sạch trước khi chế biến. Loại rau này cũng đang được bán với giá khá cao.
Rau sắng
Rau sắng còn được gọi là rau mì chính vì nó có vị ngọt tự nhiên. Loại rau này thường mọc trong rừng sâu, trên các vách đá, vách núi cao. Những cây có tuổi đời càng cao thì chất lượng rau càng cao, càng có vị ngọt. Loại rau này có giá thành cao, từ khoảng 120.000-200.000 đồng/kg tùy theo thời điểm. Đặc biệt, rau sắng chùa Hương được coi là đặc sản và có lúc còn được đẩy giá lên cao hơn.
Rau sắng (bên trái) và rau lủi là loại rau rừng có hương vị thơm ngon, được nhiều người yêu thích.
Rau lủi
Đây là một loại rau rừng mọc tự nhiên ở niềm núi cao tại Gia Lai – Tây Nguyên. Loại rau này ngày nay cũng được một số người đem trồng để bán. Rau lủi hiện trở thành món rau đặc sản được nhiều người tìm mua. Rau này có thể đem chế biến các món như luộc chấm nước mắm, nấu canh tôm, xào tỏi.
Rau đắng biển
Rau đắng biển hay mọc ở các kênh mương, suối, cửa sông, đầm lẫy, bải biển nhiều cát. Rau này vốn mọc dại nhưng hiện nay cũng được nhiều người săn tìm để làm món ăn.
Rau đắng biến (bên trái) và rau mầm đá.
Rau mầm đá
Rau mầm đá chỉ sinh trưởng và phát triển ở những vùng có khí hậu lạnh. Loại rau này thường được tìm thấy ở các vùng núi cao phía Bắc, nhất là khu vực Sa Pa (Lào Cai). Cây mầm đá khá to, một cây có thể nặng tới 1-2kg. Giá thành của rau mầm đá cũng không rẻ, trung bình từ 50.000 đồng đến vài trăm nghìn cho 1kg, tùy thời điểm.
Lá nồm
Lá nồm/lá lồm là loại rau rừng nổi tiếng ở Hòa Bình.
Lá nồm (lá lồm, lá giang) là đặc sản của người Mường ở Hòa Bình. Loại rau này có thể đem để chế biến thành nhiều món ngon, nhất là món thịt trâu nấu lá nồm. Loại rau này cũng là một trong những loại rau rừng có thành cao và được mọi người lùng mua.
Theo: giaitri.thoibaovhnt.com.vn
Link bài gốc https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/9-loai-rau-rung-moc-dai-nhung-dat-nhu-son-hao-hai-vi-muon-mua-khong-de-829559.html