Uпg tҺư là bệnh lý gia tăng nhanh hàng đầu tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Thế nhưng, rất nhiều người dù biết những thói quen có thể gây uпg tҺư nhưng vẫn làm theo.
Ngồi nhiều, ít vận động
Ngồi nhiều, lười vận động là thói quen xấu không chỉ đe dọa sức khỏe nói chung, mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh uпg tҺư, trong đó, nguy cơ cao mắc 3 loại uпg tҺư gồm uпg tҺư đại tràng, uпg tҺư nội mạc tử cung và uпg tҺư phổi. Cứ thêm 2 giờ ngồi làm việc, nguy cơ mắc uпg tҺư càng cao.
Các nghiên cứu cũng chỉ rõ, khi cơ thể ở trạng thái tĩnh trong thời gian dài, số lượng các tế bào miễn dịch trở nên ít hơn. Điều này làm tăng nguy cơ uпg tҺư ruột kết và uпg tҺư dạ dày.
Vì vậy, theo hướng dẫn của ACS khuyến nghị, người trưởng thành nên có tối thiểu 150 phút hoạt động cơ thể với cường độ vừa phải hoặc 75 phút hoạt động mạnh mẽ mỗi tuần, tốt nhất là trải đều trong tuần.
Ăn cay, uống nóng
Quỹ Nghiên cứu uпg tҺư Thế giới (WCRF) phối hợp với Viện Nghiên cứu uпg tҺư Hoa Kỳ (AICR) cùng nghiên cứu, phân tích về mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và uпg tҺư. Các nghiên cứu cho thấy, dùng đồ uống ở nhiệt độ 65 độ C hoặc cao hơn có thể làm tăng nguy cơ uпg tҺư đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh uпg tҺư thực quản.
Theo đó, việc ăn, uống đồ nóng có nhiệt độ cao dẫn đến tổn thương mô, niêm mạc thực quản, rồi tới viêm thực quản, viêm vòm họng và tổn thương niêm mạc của hệ tiêu hóa từ miệng trở vào. Tình trạng viêm kéo dài theo thời gan có thể dẫn đến uпg tҺư vòm họng, thực quản, dạ dày…
Do vậy, bạn nên để thức ăn nguội bớt trước khi ăn vào miệng, hạn chế dùng nhiều đồ cay nóng như rượu bia có độ cồn cao.
Ăn uống quá nhanh
Dân văn phòng chính là đối tượng dễ mắc phải sai lầm này nhất. Nguyên nhân là do áp lực công việc trong ngày quá cao khiến họ tốn nhiều thời gian xử lý nên phân tâm chuyện ăn uống. Thế nhưng, việc “ăn vội ăn vàng” lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa, thậm chí còn dẫn đến tình trạng khó tiêu, trào ngược dạ dày…
Bên cạnh đó, việc ăn quá nhanh sẽ khiến nước bọt và các enzyme không kịp tiết ra để phân hủy thức ăn nên dễ gây đầy hơi, chướng bụng, tổn thương đường tiêu hóa và làm tăng nguy cơ uпg tҺư.
Ăn đồ ăn để qua đêm thường xuyên
Các loại thực phẩm để qua đêm thường sản sinh nhiều nitrit độc hại. Khi nitrit đi vào dạ dày sẽ tạo thành hợp chất nitrosamine. Hàm lượng nitrosamine nếu tích tụ trong gan quá lâu có thể gây ra hiện tượng nhiễm độc và dễ dẫn đến uпg tҺư. Đặc biệt, nếu đồ ăn được bảo quản trong tủ lạnh quá lâu cũng có thể làm gia tăng hàm lượng nitrit. Sau đó, khi bạn hâm nóng thức ăn sẽ chỉ làm hợp chất này càng bám chặt lại.
Do đó, tốt nhất là bạn nên nấu thức ăn vừa đủ cho cả gia đình, tránh nấu dư thừa và sửa ngay việc ăn đêm để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh uпg tҺư.
Sử dụng nhiều đồ uống chứa chất kích thích
Bia, rượu, cà phê… có thể kích thích các dây thần kinh, từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và làm giãn nở mạch máu. Do vậy, việc thường xuyên sử dụng những loại đồ uống này dễ làm tổn thương tới các mô và tế bào trong cơ thể nên bạn cần hạn chế tiêu thụ thường xuyên.