Người xưa đúc kết nhiều điều dựa trên kinh nghiệm rồi sau đó thành câu tục ngữ, thành ngữ lưu truyền và trở thành “lệ”.
Vì sao kiêng ngày 3, 7
rong dân gian câu nói “chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3” trước đây rất phổ biến. Trong quan niệm dân gian mỗi tháng có 6 ngày tam nương là ngày 3, 7 (đầu tháng), ngày 13, 18 (giữa tháng), ngày 23, 27 (cuối tháng). Theo đó ngày tam nương là ngày được cho là ngày đen đủi.
Theo truyền thuyết Trung Quốc thì tam nương là Muội Hỷ, Bát Kỷ và Bao Tự là 3 người đàn bà đẹp đến nỗi làm u mê các ông vua háo sắc, dẫn đến sự sụp đổ của ba vương triều. Dân gian có nhiều cách lý giải về 3 ngày tam nương. Có người cho rằng đó là ngày sinh và ngày mất của 3 người phụ nữ này, có người cho rằng đó là ngày 3 mỹ nhân này nhập cung và ngày họ qua đời.
Còn truyền thuyết dân gian Việt Nam thì cho rằng ngày tam nương là ngày Ngọc hoàng sai 3 cô gái xinh đẹp xuống trần gian để làm mê hoặc lòng người nhằm thử thách họ. Bởi thế nếu đi đứng xuất hành trong ngày tam nương thì hay gặp điều xấu, bị u mê, không tỉnh táo sẽ bị thất bại…
Ngoài ra thì người xưa cũng có quan niệm ngày chẵn là ngày đẹp, ngày lẻ là ngày xấu. Đso alf vì theo lịch âm thì cứ 29,5 ngày là 1 vòng mặt trăng đi xung quanh trái đất, nên có tháng thiếu 29 ngày là tháng thiếu, tháng 30 ngày là tháng đủ. Do đó ngày 3, ngày 7 là những ngày lẻ và trùng ngày tam nương thì lại càng xấu.
Ngày 3, ngày 7 vừa là ngày lẻ vừa là ngày tam nương
Ngày này thì sao?
Ngày nay quan niệm chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3 cũng đã không còn ăn sâu trong đời sống. Nhiều người vẫn tiến hành đi xa trong những ngày này. Thậm chí bây giờ việc đi xa diễn ra đều đặn trong các ngày. Ngày nay các đơn vị vận tải, sân bay, nhà xe, bến tàu thì ngày 7, ngày 3 vẫn tấp nập như thường.
Tuy nhiên ngày 3, ngày 7 vẫn là ngày mà người ta kiêng kỵ việc cưới hỏi, tránh rước dâu. những người theo quan niệm Phật giáo thì sẽ không kiêng những ngày này bởi đạo Phật cho rằng ở hiền gặp lành, gieo nhân nào gặt quả nấy.
Việc kiêng kỵ ngày 3, ngày 7 cũng không có nhiều bằng chứng nên dân gian cứ xem có thờ có thiêng có kiêng có lành rồi lưu truyền qua nhiều người thành thói quen.