4 loại nước ‘khắc tinh’ của K, nguyên liệu quá rẻ, có sẵn trong vườn

78

Những loại nước này rất dễ chuẩn bị và có khả năng thanh lọc cơ thể, làm mát gan, thải độc. Nguyên liệu là các loại lá sẵn có, rất tiện dụng.

Buổi sáng là thời điểm tuyệt vời để bổ sung nước ép vào chế độ dinh dưỡng của bạn, do vậy hãy kết hợp cả dinh dưỡng cả một lối sống lành mạnh để tận hưởng một ngày tràn đầy năng lượng và sức khỏe.

Lá cây xạ đen

Cây xạ đen còn được gọi là dây gối, thanh giang đằng, quả nâu hay theo tên khoa học Celastrus hindsii Benth et Hook. 

Cây xạ đen còn được gọi là dây gối, thanh giang đằng, quả nâu hay theo tên khoa học Celastrus hindsii Benth et Hook.

Xạ đen là một loại cây dây leo thân gỗ, mọc thành bụi, chiều dài trung bình khoảng 3-10m. Cành cây non không có lông, màu xám nhạt.

Khi trưởng thành, cây dần chuyển sang màu nâu, xanh thẫm và có rất nhiều lông. Lá xạ đen có đầu nhọn, phiến lá hình bầu dục, mọc so le, dài 7-12cm, rộng 3-5cm, mép có răng thấp. Cuống lá khá ngắn, khoảng 5-7mm.

Các bộ phận lá và cả cành, thân cây đều có thể sử dụng trong các bài thuốc phòng ung thư. Bạn có thể dùng tươi hay khô.

Khi thu hái, lá cây trưởng thành có thể lấy bất kỳ thời điểm nào trong năm. Đối với thân và cành, người ta thường đợi đến khi cây già mới thu hoạch để có dược tính cao.

Theo Đông y, cây xạ đen có vị đắng, hơi chát, tính hàn và có công dụng giải độc, trị viêm gan, các bệnh ung bướu, tiêu viêm, mụn nhọt, vàng da, hoạt huyết, giảm đau, tăng sức đề kháng cho cơ thể, an thần,…

Nước trà xanh

Nước trà là thức uống truyền thống của người Á Đông. Kết quả phân tích chỉ ra rằng, trong nước trà có nhiều hoạt chất thực vật quý như: catechin, flavonoid, lignans và axit phenolic.

Đáng chú ý, trong số các loại catechin mà trà sở hữu thì chất EGCG có khả năng chống oxy hóa vượt trội.

Nước lá trà xanh

Nước lá trà xanh

Một số lượng lớn các nghiên cứu lâm sàng cũng đã cho thấy polyphenol trong trà xanh hoạt động rất hiệu quả trong việc chống lại sự hình thành khối u ở các cơ quan khác nhau.

Theo báo cáo đăng trên tạp chí Oral Oncology (Mỹ) năm 2021, các nhà nghiên cứu Mỹ đã phân tích 19 nghiên cứu với 4.675 người cho thấy, uống trà xanh có tác dụng bảo vệ và ngăn ung thư miệng. Một phân tích khác trên 51 nghiên cứu với 1,6 triệu người ở Mỹ cũng cho thấy, trà xanh giúp giảm nguy cơ ung thư phổi, nhất là ở nam giới. Tiêu thụ trà xanh có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Uống trà xanh cũng rất tốt cho sức khỏe của lá gan. Cụ thể, người bị bệnh gan nhiễm mỡ sau 12 tuần uống trà xanh sẽ giúp kiểm soát men gan, nhờ vào lượng chất chống oxy hóa dồi dào của thức uống này. Bên cạnh đó, trà xanh cũng giúp xử lý chất béo tích tụ quá mức trong gan.

Bạn có thể dùng trà xanh túi lọc hoặc trà lá, pha với nước sôi, làm nguội xuống nhiệt độ khoảng 65 độ C. Theo tờ CNN Health, thức uống nóng ấm từ 65 độ C trở xuống an toàn cho mọi người dùng.

Người trưởng thành có thể dùng tối đa khoảng 640 ml nước trà xanh mỗi ngày. Do hầu hết các loại trà xanh có chứa caffeine, người dùng nên cân nhắc thời gian uống hoặc chọn dùng trà đã khử caffeine (trà xanh decaf).

Nước ép rau diếp cá nước dừa tươi

Vị ngọt trong dừa giúp cân bằng vị chua lợ trong rau diếp cá giúp mùi vị hài hòa. Sau khi sơ chế sạch rau diếp cá đem ép để có khoảng 150ml nước. Nước ép diếp cá hòa cùng 200ml nước dừa tươi, bạn có thể cho thêm muối và một trái quất để giúp cân bằng hương vị ly nước ép. Đây là một công thức nước ép rất đáng thử, nhanh gọndễ làm cho bạn.

Nước ép rau diếp cá nước dừa tươi

Nước ép rau diếp cá nước dừa tươi

Lá và hoa cây đu đủ đực

Cây đu đủ đực là một cây rất quen thuộc với người Việt. Ngoài việc là một loại trái cây bổ dưỡng, có vị ngọt , thơm ngon phần là và hoa của cây đu đủ đực còn được sử dụng như một vị thuốc dân gian tuyệt vời để phòng và ngăn ngừa tế bào ung thư.

Trong hoa đu đủ đực các nhà khoa học đã tìm thấy những hoạt chất như isothiocyanates, ancaloit,  flavonoid, đạm, chất béo, beta carotene, canxi, chất xơ, axit gallic, phenol, vitamin A, C, E, tanin, iron,.. Những hoạt chất này giúp kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn chặn quá trình di căn, giảm đau, kháng viêm rất tốt.

Ngoài ra, hoa và lá cây đu đủ đực còn có thể ngăn ngừa lão hoá nhờ các hàm lượng vi khoáng A,C,E và folate thúc đẩy quá trình trao đổi chất ngăn chặn oxy hoá. Các bệnh về đường tiêu hoá, sỏi thận – mật hay dạ dày đều giảm nhẹ khi sử dụng lá và hoa đu đủ thường xuyên.

Có nhiều cách để sử dụng hoa và lá đu đủ như: phơi khô để sắc nước, pha trà uống hàng ngày. Trong chế biến thức ăn, hoa đu đủ có thể xào hay luộc nhưng tuỳ người có thể ăn được vị đắng của hoa hay không.

Với những người bị ho khan, viêm phế quản ngâm hoa đu đủ đực với đường phèn hoặc mật ong. Cách kết hợp này vừa làm giảm vị đắng còn đem lại tác dụng tuyệt vời.