3 loại cây cỏ mọc đầy vườn, ít người để ý, nhưng lại là những cây thuốc có tác dụng chữa bệnh tốt

122

Bạn thường thấy 3 loại cây như cây cỏ mọc dại trong vườn hoặc ở bên đường này, tưởng không có tác dụng gì nhưng thực chất lại là nhưng cây thuốc tốt cho việc chữa bệnh.

Dưới đây là 3 loại cây cỏ mọc đầy vườn, nhưng ít người để ý, lại có tác dụng làm thuốc tốt:

1. Cây cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi là loài cây nhỏ, thân có lông; lá mọc đối, hình xoan dài, có lông hai mặt; hoa trắng nhỏ; đặc điểm nổi bật của cây này là khi vò nát có màu đen như mực nên có tên gọi là “cỏ mực”.

Cây nhọ nồi điều trị các chứng bệnh như: Thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu, đại tiện ra máu...

Cây nhọ nồi điều trị các chứng bệnh như: Thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu, đại tiện ra máu…

Theo Đông y, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua; tính mát; vào các kinh can và thận có tác dụng tư âm (bổ âm), bổ thận, lương huyết (mát máu), chỉ huyết (cầm máu).

Cây nhọ nồi điều trị các chứng bệnh như: Thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, băng huyết, viêm gan mạn tính, trẻ em bị cam tích, râu tóc bạc sớm, suy nhược thần kinh, bệnh mề đay mẩn ngứa…

Theo các nghiên cứu hiện đại, cỏ nhọ nồi hàm chứa các chất dầu bay hơi, chất làm mềm da, vitamin PP, Vitamin A, tanin… Chất tanin trong cỏ nhọ nồi có tác dụng cầm máu rất tốt.

Cỏ nhọ nồi có tác dụng diệt một số tụ cầu khuẩn, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn viêm ruột và có tác dụng nhất định đối với amip; tăng cường miễn dịch, ức chế ung thư, cải thiện quá trình tuần hoàn máu ngoài da (đặc biệt là da đầu), nhờ vậy da dẻ trở nên mịn màng, râu tóc đen mượt.

2. Cây xấu hổ

Cây xấu hổ có tên hán việt là hàm tu thảo và còn có tên khác là cây thẹn, cây mắc cỡ, cây trinh nữ. Cây xấu hổ có tên khoa học là Mimosa pudica L., họ Trinh nữ Mimosaceae.

Cây nhọ nồi có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu...

Cây nhọ nồi có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu…

Gọi là cây xấu hổ vì cây có điểm đặc biệt dễ nhận biết nhất khi chạm vào lá cây cụp rủ xuống. Là một cây nhỏ, mọc hoang ở hàng rào, bãi cỏ rộng, ven đường thành bụi lớn.

Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và cành lá. Rễ được đào quanh năm, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Cành lá thu hái vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô.

Cây xấu hổ chứa alcaloid là minosin và crocetin còn có flavonosid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tương tự adrenalin. Trong lá và quả đều có selen.

Các nhà khoa học trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu cây xấu hổ, kết quả cho thấy cây có rất nhiều tác dụng đáng chú ý như chống nọc độc rắn; chống co giật; chống trầm cảm, lo âu; tác dụng trên chu kỳ rụng trứng…

Theo y học cổ truyền, cây xấu hổ có vị ngọt, chát, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, cây xấu hổ có tác dụng ức chế thần kinh trung ương nên chữa được chứng mất ngủ.

3. Cây mã đề

Mã đề còn có tên gọi khác là mã đề thảo, xa tiền. Tên khoa học Plantago asiatica L (Plantago major L. var asiatica Decaisne). Thuộc họ Mã đề Plantaginaceae.

Cây mã đề có tác dụng lợi tiểu, thanh phế, can, phong nhiệt, thẩm bàng quang thấp khí, ho, trừ đờm, chỉ tả (cầm đi ngoài), sáng mắt, làm thuốc bổ.

Cây mã đề có tác dụng lợi tiểu, thanh phế, can, phong nhiệt, thẩm bàng quang thấp khí, ho, trừ đờm, chỉ tả (cầm đi ngoài), sáng mắt, làm thuốc bổ.

Cây mã đề cho các vị thuốc có tên sau:

– Xa tiền tử: Semen Plantaginis – là hạt phơi hay sấy khô.

– Mã đề thảo: Herba plantaginis – là toàn cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô.

– Lá mã đề: Folium plantaginis – là lá tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Mã đề là loại cỏ sống lâu năm, thân ngắn, lá mọc thành cụm ở gốc, cuống dài, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá.

Theo Đông y, mã đề tính hàn, vị ngọt, không độc, vào 3 kinh can, thận và tiểu trường. Tác dụng lợi tiểu, thanh phế, can, phong nhiệt, thẩm bàng quang thấp khí, ho, trừ đờm, chỉ tả (cầm đi ngoài), sáng mắt, làm thuốc bổ.

Trên thực tế, mã đề được dùng làm thuốc thông tiểu, chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, tả lỵ, mắt đỏ đau. Ngày dùng 6 đến 12g dưới dạng thuốc sắc. Hay dùng làm thuốc ho cho trẻ em, nhưng nhược điểm của loại thuốc này là gây cho trẻ đái dầm.

Trong sách cổ có nói, phàm những người đi tiểu quá nhiều, đại tiện táo, không thấp nhiệt, thận hư, nội thương dương khí hạ giáng thì không nên dùng.

Nhân dân ta dùng lá tươi giã nát đắp mụn nhọt, làm mụn nhọt chóng vỡ và mau lành. Dùng ngoài không kể liều lượng.

chia sẻ bài viết

x

FaceBook

Theo dõi Phunutoday trên Google News

chia sẻ bài viết

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link

Link bài gốc
https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/3-loai-cay-co-moc-day-vuon-it-nguoi-de-y-nhung-lai-la-nhung-cay-thuoc-co-tac-dung-chua-benh-tot-832685.html

Tác giả: Dương Ngọc